Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan không có khả năng cắt bỏ bằng đốt sóng cao tần có gây mê dưới hướng dẫn của siêu âm

  • Phạm Xuân Đông Bệnh viện Trung ương Huế
  • Phan Hải Thanh Bệnh viện Trung ương Huế
  • Nguyễn Thanh Xuân Bệnh viện Trung ương Huế
  • Trần Nghiêm Trung Bệnh viện Trung ương Huế
  • Trần Như Minh Trí Bệnh viện Trung ương Huế

Main Article Content

Keywords

Ung thư biểu mô tế bào gan, phương pháp đốt sóng cao tần

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan không có khả năng cắt bỏ bằng đốt nhiệt sóng cao tần có gây mê dưới hướng dẫn của siêu âm tại Bệnh viện Trung ương Huế. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp, không đối chứng gồm 33 bệnh nhân chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) không có khả năng cắt bỏ được điều trị bằng đốt sóng cao tần từ tháng 01/2020 đến 06/2021. Trình bày một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân UTBMTBG; đánh giá kết quả điều trị UTBMTBG không có khả năng cắt bỏ bằng đốt sóng cao tần có gây mê dưới hướng dẫn của siêu âm với các kết quả: Tỉ lệ phá hủy u hoàn toàn, tỉ lệ tái phát u, thời gian bệnh không tiến triển và không tái phát, thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân trong nghiên cứu. Kết quả: Bao gồm 29 nam và 4 nữ, tỉ lệ nam:nữ là 7,25 : 1. Tuổi trung bình 64,06 ± 11,21 (26 - 81) tuổi. Tổng 39 khối u/33 bệnh nhân, kích thước trung bình: 2,5 ± 0,9cm. Tỷ lệ phá hủy u hoàn toàn trong đốt lần 1 89,7%, sau 2 lần đốt 96,9%. Tỷ lệ không tái phát u 84,8%. Thời gian bệnh không tiến triển và không tái phát 7,7 ± 5,3 tháng, thời gian sống thêm toàn bộ 11,4 ± 3,9 tháng. Kết luận: Đốt sóng cao tần có thể mang lại hiệu quả điều trị tốt và thời gian sống thêm lâu dài cho bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan không có khả năng cắt bỏ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Lê Lộc (2006) Điều trị ung thư gan bằng phương pháp đốt nhiệt cao tần. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 363-366.
2. Nguyễn Đình Song Huy và cộng sự (2013) Hiệu quả của đốt nhiệt cao tần (RFA) trên ung thư biểu mô tế bào gan không đáp ứng hoàn toàn với thuyên tắc hóa trị qua động mạch (TACE). Hội Gan mật Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Bộ Y tế (2020) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan. Số 3129/QĐ-BYT.
4. GLOBOCAN (2020) truy cập ngày 22/10/2021 tại trang web https://gco.iarc.fr/today/online-analysis-table.
5. Livraghi T et al (2008) Sustained complete response and complications rates after radiofrequency ablation of very early hepatocellular carcinoma in cirrhosis: Is resection still the treatment of choice?. Hepatology 47(1): 82-89.
6. Lu LH et al (2020) Treatment optimization for recurrent hepatocellular carcinoma: Repeat hepatic resection versus radiofrequency ablation. Cancer Med 9(9): 2997-3005.
7. Omata M et al (2017) Asia-Pacific clinical practice guidelines on the management of hepatocellular carcinoma: A 2017 update. Hepatol Int 11(4): 317-370.
8. Shiina S et al (2012) Radiofrequency ablation for hepatocellular carcinoma: 10-year outcome and prognostic factors. Am J Gastroenterol 107(4): 569-77; quiz 578.
9. Vivarelli M et al (2004) Surgical resection versus percutaneous radiofrequency ablation in the treatment of hepatocellular carcinoma on cirrhotic liver. Ann Surg 240(1): 102-107.
10. Zhou Y et al (2010) Meta-analysis of radiofrequency ablation versus hepatic resection for small hepatocellular carcinoma. BMC Gastroenterol 10: 78.