Ứng dụng tắc mạch hóa chất trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại Trung tâm Ung bướu Thái Nguyên

  • Nguyễn Quang Hưng Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
  • Hoàng Minh Cương Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
  • Phạm Tuấn Anh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Main Article Content

Keywords

Ung thư biểu mô tế bào gan, tắc mạch hóa chất, sống thêm toàn bộ, đặc điểm lâm sàng

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị  bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp tắc mạch hóa chất tại Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, thời gian từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 8 năm 2020. Đối tượng và phương pháp: Gồm 58 bệnh nhân  chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tế bào gan được điều trị bằng phương pháp tắc mạch hóa chất tại Trung tâm Ung Bướu Thái Nguyên từ Tháng 08/2016 đến tháng 08/2020.  Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân 56,4 ± 11,9 tuổi. Vị trí u gan chủ yếu ở gan phải, chiếm 82,8%. Kích thước khối u trung bình trong nghiên cứu này là 7,5 ± 3,2cm. Nhóm bệnh nhân có u kích thước từ 5 - 10cm chiếm 44,8%. Sau 1 tháng, có 26,3% số bệnh nhân còn đau HSP so với 58,6% trước tắc mạch. Kích thước trung bình của khối u trước tắc mạch là 71,2 ± 27,5mm, sau tắc mạch 1 tháng, kích thước trung bình của khối u là 67,9  ± 25,9mm. Thời gian sống thêm trung bình là 20,8 ± 1,9 tháng (95% CI: 17,2  - 24,5). Tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau 6 tháng là 91,2%, sau 12 tháng là 76,3% và sau 24 tháng là 30,5%. Bệnh nhân có khối u kích thước < 5cm có thời gian sống thêm trung bình là 26,1 ± 3,2 tháng, trong khi nhóm bệnh nhân có khối u > 10cm có thời gian sống thêm trung bình ngắn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Thời gian sống thêm toàn bộ trung của nhóm bệnh nhân tắc mạch từ 2 lần trở lên là 31,3 ± 4,1 tháng, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân chỉ tắc mạch 1 lần (16,9 ± 1,5 tháng) (p=0,002). Kết luận: Tắc mạch gan bằng hóa chất là một phương pháp điều trị ung thư gan có hiệu quả. Kết quả điều trị tốt hơn ở nhóm bệnh nhân có kích thước khối u nhỏ hơn 5cm. Việc tắc mạch bổ sung cũng mang lại hiệu quả điều trị cao hơn cho nhưng bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I et al (2018) Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin 68(6): 394-424.
2. Gish RG, Bui TD, Nguyen CT et al (2012) Liver disease in Viet Nam: Screening, surveillance, management and education: A 5-year plan and call to action. J Gastroenterol Hepatol 27(2): 238-247.
3. Raoul JL, Forner A, Bolondi L Cheung et al (2019) Updated use of TACE for hepatocellular carcinoma treatment: How and when to use it based on clinical evidence. Cancer Treat Rev 72: 28-36.
4. Nguyễn Quang Thành (2014) Đánh giá kết quả tắc mạch gan bằng hóa dầu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng. Chuyên ngành Ung thư.
5. Barman, Pranab M, Sharma et al (2014) Predictors of mortality in patients with hepatocellular carcinoma undergoing transarterial chemoembolization. Digestive diseases and sciences 59(11): 2821-2825.
6. Nguyễn Quốc Hùng (2013) Ứng dụng phương pháp tắc mạch can thiệp trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát. Tạp chí Điện quang Việt Nam 12: 553-559.
7. Ren, Yanqiao, Cao et al (2019) Improved clinical outcome using transarterial chemoembolization combined with radiofrequency ablation for patients in Barcelona clinic liver cancer stage A or B hepatocellular carcinoma regardless of tumor size: Results of a single-center retrospective case control study. BMC cancer. 19(1): 983-983.
8. Liu YS, Lin CY, Chuang MT et al (2018) Five-year outcome of conventional and drug-eluting transcatheter arterial chemoembolization in patients with hepatocellular carcinoma. BMC Gastroenterol 18(1): 124.
9. Baek, Min Young, Yoo, Jeong-Ju, Jeong, Soung Won et al (2019) Clinical outcomes of patients with a single hepatocellular carcinoma less than 5 cm treated with transarterial chemoembolization. The Korean journal of internal medicine 34(6): 1223-1232.
10. Terzi E, Piscaglia F, Forlani et al (2014) TACE performed in patients with a single nodule of hepatocellular carcinoma. BMC Cancer 14: 601.
11. Zhu, Kai, Dai et al (2013) Biomarkers for hepatocellular carcinoma: Progression in early diagnosis, prognosis, and personalized therapy. Biomarker Research 1(1): 10.