Các yếu tố tiên lượng tái phát sau phẫu thuật cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan

  • Nguyễn Đình Song Huy Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Bành Trung Hiếu Bệnh viện Chợ Rẫy

Main Article Content

Keywords

Ung thư biểu mô tế bào gan, phẫu thuật cắt gan, tái phát, DFS

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tái phát, thời gian sống không bệnh (Disease-Free Survival-DFS) của các bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) có phương pháp điều trị đầu tiên là phẫu thuật cắt gan. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu 1704 bệnh nhân UTBMTBG có phương pháp điều trị đầu tiên là phẫu thuật cắt gan tại Khoa U gan, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2019. Các bệnh nhân này được theo dõi đến tháng 06/2021, với thời gian theo dõi ít nhất là 18 tháng, nhiều nhất là 78 tháng. Tình trạng nhiễm virus viêm gan, mức độ AFP và nhiều yếu tố bệnh lý học được phân tích đơn biến dựa trên kiểm định log-rank và phân tích đa biến dựa trên mô hình hồi qui Cox để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến DFS và phân tích dựa trên mô hình hồi qui logistic để xác định các yếu tố tiên lượng tái phát. Kết quả: Phân tích đơn biến cho thấy mức độ AFP, xâm nhập mạch máu, số lượng u, kích thước u, dạng mô học, phân độ Edmonson-Steiner, hoại tử u, di căn ngoài gan có thể lấy được và mức độ cắt gan có liên quan đến tái phát và DFS, riêng yếu tố bệnh gan nền chỉ liên quan đến DFS. Mô hình hồi qui logistic cho thấy mức độ AFP, xâm nhập mạch máu, số lượng u, kích thước u, di căn ngoài gan có thể lấy được, là các yếu tố tiên lượng độc lập đối với tái phát. Phân tích đa biến dựa trên mô hình hồi qui Cox cho thấy số lượng u và di căn ngoài gan có thể lấy được là các yếu tố tiên lượng độc lập đối với DFS. Kết luận: Đối với các bệnh nhân UTBMTBG có phương pháp điều trị đầu tiên là phẫu thuật cắt gan, nồng độ AFP, số lượng u, kích thước u, dạng mô học, độ mô học, hoại tử trong u, xâm nhập mạch máu, các u di căn có thể lấy được trong lúc phẫu thuật, mức độ cắt gan có liên quan đến tái phát và DFS. Bệnh gan nền có liên quan đến DFS. Nhiễm virus viêm gan không liên quan đến tái phát và DFS.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2012) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại Việt Nam (Quyết định số 5250/QĐ-BYT 28/12/2012).
2. Aziz AM et al (2016) The safety and adequacy of liver resection for large hepatocellular carcinoma: A retrospective single institute study. Saudi Surg J 4: 20-28.
3. Hong YM et al (2017) Risk factors of early recurrence after curative hepatectomy in hepatocellular carcinoma. Tumor Biol: 1-8.
4. Kim WJ et al (2019) Prognostic markers affecting the early recurrence of hepatocellular carcinoma with liver cirrhosis after curative resection. Intern J Bio Markers 34(2): 123-131.
5. Kwon SK et al (2014) The risk factors of early recurrence after hepatectomy in Hepatocellular carcinoma. Ann Surg Treat Res 86(6): 283-288.
6. Orcutt ST et al (2018) Liver resection and surgical strategies for management of primary liver cancer. Cancer Control 25(1): 1-15.
7. Park SK et al (2013) Factors influencing hepatocellular carcinoma prognosis after hepatectomy: A single-center experience. Korean J Intern Med 28: 428-438.
8. Ma L et al (2022) Nomograms for predicting hepatocellular carcinoma recurrence and overall postoperative patient survival. Front. Oncol 12: 843589.
9. D’Silva M et al (2021) Pathological prognostic factors for post-resection survival in patients with hepatocellular carcinoma associated with
non-alcoholic fatty liver disease. Transl Cancer Res 2021 https://dx.doi.org/10.21037/tcr-21-707.
10. Wei T et al (2020) Tumor necrosis impacts prognosis of patients undergoing curative-intent hepatocellular carcinoma. Ann Surg Oncol 28(2): 797-805. doi: 10.1245/s10434-020-09390-w.