Đánh giá độc tính của thuốc sorafenib trên bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan

  • Nguyễn Thị Thu Hường Trường Đại học Y Hà Nội
  • Lê Văn Quảng Trường Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Ung thư biểu mô tế bào gan, sorafenib, độc tính

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá độc tính của sorafenib và mức độ ảnh hưởng của độc tính tới kết quả điều trị. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu, tiến cứu trên 110 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan điều trị tại Bệnh viện K và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2018. Kết quả và kết luận: Tỷ lệ xuất hiện độc tính cao 78,2%, đa số ở độ 1 và độ 2; độc tính độ 3 thấp (< 10%) và không có độc tính độ 4. Các độc tính thường gặp: Phản ứng da tay chân (36,4%), mệt mỏi (25,5%), tăng men gan (32,7%). Tỷ lệ trì hoãn điều trị, giảm liều thuốc do độc tính tương ứng là 22,7% và 26,4%, không có bệnh nhân ngừng điều trị do độc tính. Thời gian xuất hiện độc tính trung vị 15 - 30 ngày, kéo dài 1 - 3 đợt. Có mối liên quan thuận giữa liều thuốc khởi điểm với tỷ lệ xuất hiện độc tính phản ứng da tay chân và tăng huyết áp. Các yếu tố ảnh hưởng có lợi tới thời gian sống toàn bộ trung vị là phản ứng da tay chân (14,6 tháng so với 5,8 tháng, p=0,002), viêm miệng (23,8 tháng so với 6,7 tháng, p=0,045), tăng huyết áp (45,2 tháng so với 6,7 tháng, p=0,011) và không xuất hiện độc tính tăng men gan trong quá trình điều trị (10,4 tháng so với 5,9 tháng, p=0,028. Độc tính tiên lượng độc lập đến kết quả OS là tăng men gan (HR = 2,009, 95% CI: 1,170 - 3,449) và tăng huyết áp (HR = 0,154, 95% CI: 0,031 - 0,755).

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Cheng AL, Kang YK, Chen Z et al (2009) Efficacy and safety of sorafenib in patients in the Asia-Pacific region with advanced hepatocellular carcinoma: A phase III randomised, double-blind, placebo-controlled trial. Lancet Oncol 10(1): 25-34.
2. Llovet JM, Ricci S, Mazzaferro V et al (2008) Sorafenib in advanced hepatocellular carcinoma. New England Journal of Medicine 359(4): 378-390.
3. Kudo M, Finn RS, Qin S et al (2018) Lenvatinib versus sorafenib in first-line treatment of patients with unresectable hepatocellular carcinoma: A randomised phase 3 non-inferiority trial. Lancet 391: 1163-1673.
4. Nguyễn Tuyết Mai (2012) Bước đầu đánh giá hiệu quả Sorafenib (Nexavar) trong điều trị ung thư gan nguyên phát giai đoạn muộn. Tạp chí Y học Việt Nam, 1, tr. 34-37.
5. Vũ Thanh Tú (2013) Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư gan giai đoạn muộn bằng sorafenib. Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Võ Văn Kha (2016) Đánh giá kết quả điều trị ung thư tế bào gan nguyên phát giai đoạn tiến xa bằng sorafenib. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 11, tr. 133-142.
7. Bộ Y tế Việt Nam (2012) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư tế bào gan nguyên phát. Quyết định số 5250/QĐ-BYT.
8. National Institutes of Health National Cancer Institute (2009) Common Terminology Criteria for Adverse Events (CTCAE) 196.
9. Lencioni R, Kudo M, Ye SL et al (2012) First interim analysis of the GIDEON (Global Investigation of therapeutic decisions in hepatocellular carcinoma and of its treatment with sorafenib) non-interventional study. Int J Clin Pract 66(7): 675-683.
10. Reig M, Torres F, Rodriguez-Lope C et al (2014) Early dermatologic adverse events predict better outcome in HCC patients treated with sorafenib. Journal of Hepatology 61(2): 318-324.
11. Branco F, Alencar RSM, Volt F et al (2017) The impact of early dermatologic events in the survival of patients with hepatocellular carcinoma treated with sorafenib. Ann Hepatol 16(2): 263-268.
12. Bettinger D, Schultheiss M, Knüppel E et al (2012) Diarrhea predicts a positive response to sorafenib in patients with advanced hepatocellular carcinoma. Hepatology 56(2): 789-790.
13. Akutsu N, Sasaki S, Takagi H et al (2015) Development of hypertension within 2 weeks of initiation of sorafenib for advanced hepatocellular carcinoma is a predictor of efficacy. Int J Clin Oncol 20(1): 105-110.
14. Estfan B, Byrne M, Kim R (2013) Sorafenib in advanced hepatocellular carcinoma: Hypertension as a potential surrogate marker for efficacy. Am J Clin Oncol 36(4): 319-324.