Kết quả sớm của phẫu thuật cắt gan điều trị u nguyên bào gan ở trẻ em

  • Phạm Duy Hiền Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Vũ Mạnh Hoàn Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Phan Hồng Long Trường Đại học Y Dược- Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Trần Đức Tâm Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Trần Anh Quỳnh Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Bùi Ngọc Lan Bệnh viện Nhi Trung ương

Main Article Content

Keywords

U nguyên bào gan, trẻ em, phẫu thuật, cắt gan

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật điều trị u nguyên bào gan ở trẻ em tại Khoa Ngoại, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1/2016 đến tháng 8/2019. Đối tượng và phương pháp: Bao gồm tất cả bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt gan tại Bệnh viện Nhi Trung ương với chẩn đoán là u nguyên bào gan trong giai đoạn từ tháng 01/2016 đến tháng 08/2019. Phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu. Kết quả: Có 29 bệnh nhân bị u nguyên bào gan được phẫu thuật tại Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi Trung ương bao gồm 16 trẻ nam (55,2%) và 13 trẻ nữ (44,8%). Tuổi trung bình của bệnh nhân là 37,3 ± 36,2 tháng, thường gặp ở trẻ ≤ 2 tuổi (55,2%). Kích thước khối u trung bình là 5,5 ± 2,9cm. Có 14 bệnh nhân được phẫu thuật cắt gan phải (48,3%), 6 bệnh nhân được cắt gan trái (20,7%), 2 bệnh nhân cắt gan phải mở rộng (6,9%), 2 bệnh nhân cắt thùy bên trái (6,9%) và 5 bệnh nhân được cắt gan không điển hình (17,2%) là các trường hợp cắt gan nhỏ (01 hạ phân thùy). Không có bệnh nhân nào tử vong sau mổ. Có 1 bệnh nhân (3,4%) u xâm lấn tĩnh mạch chủ dưới phải thay đoạn tĩnh mạch chủ dưới bằng đoạn mạch nhân tạo, 1 bệnh nhân (3,4%) tụ dịch sau mổ ở cạnh diện cắt gan được điều trị nội khoa thành công. Thời gian điều trị sau mổ tại Khoa Ngoại trung bình là 6,1 ± 1,6 ngày. Kết luận: Phẫu thuật cắt gan điều trị u nguyên bào gan ở trẻ em có thể thực hiện an toàn mà không có tử vong và tỷ lệ biến chứng thấp.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Spector LG, Birch J et al (2012) The epidemiology of hepatoblastoma. Pediatric Blood Cancer 59: 776-779.
2. Trần Ngọc Sơn, Vũ Mạnh Hoàn, Nguyễn Thanh Liêm (2012) Phẫu thuật điều trị u gan ở trẻ em. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 80 (3A), tr. 1-5.
3. Alexander JT, Rebecka LM, Helen W et al (2017) 2017 PRETEXT: Radiologic staging system for primary hepatic malignancies of childhood revised for the Paediatric Hepatic International Tumour Trial (PHITT). Pediatr Radiol 48: 536-554.
4. Stanley R Hamilton, Lauri A Aaltonen et al (2000) Hepatoblastoma. Pathology and Genetics of Tumours of the Digestive System, World Health Organization Classification of Tumours (8): 184-189.
5. Kristina B, Christiane F et al (2015) Impact of postoperative complications on overall survival of patients with hepatoblastoma. Pediatr Blood Cancer, Complications in Hepatoblastoma Resections (62): 24-28.
6. Trương Đình Khải (2015) Kết quả điều trị bướu nguyên bào gan ở trẻ em bằng phẫu thuật kết hợp với hóa trị. Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 103-104.
7. Towu E, Kiely E, Pierro A et al (2004) Outcome and complications after resection of hepatoblastoma. Pediatric Surgery 39(2): 199- 202.
8. Schnater Jm1, Aronson Dc, Plaschkes J, et al (2002) Surgical view of the treatment of patients with hepatoblastoma: Results from the first prospective trial of the International Society of Pediatric Oncology Liver Tumor Study Group. Cancer (94): 1111-1120.