Khảo sát nồng độ protein phản ứng viêm độ nhạy cao (hs-CRP) ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan

  • Thái Doãn Kỳ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Văn Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Tiến Thịnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Cao Hữu Từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ung thư biểu mô tế bào gan, protein phản ứng viêm độ nhạy cao, bệnh nhân

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát nồng độ hs-CRP và mối liên quan với một số đặc điểm u gan và giai đoạn bệnh ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 76 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan và 38 người khỏe mạnh. Định lượng hs-CRP huyết thanh bằng phương pháp miễn dịch đo độ đục tăng cường trên máy phân tích hóa sinh tự động AU-2700 tại Khoa Sinh hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: Trung vị nồng độ hs-CRP huyết thanh ở nhóm ung thư biểu mô tế bào gan là 3,33mg/l, cao hơn nhóm chứng (0,62mg/l), có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Có sự khác biệt về nồng độ hs-CRP ở nhóm ung thư biểu mô tế bào gan có huyết khối tĩnh mạch cửa so với nhóm ung thư biểu mô tế bào gan không có huyết khối (15,37mg/l với 0,62mg/l, p<0,05), ở nhóm ung thư biểu mô tế bào gan thể lan tỏa so với nhóm ung thư biểu mô tế bào gan thể khối lớn đơn độc và thể nốt nhỏ. Có sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ hs-CRP huyết thanh với kích thước khối u. Giá trị chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan của hs-CRP huyết thanh ở bệnh nhân có AFP < 20ng/ml, tại điểm cắt 1,08mg/l, độ nhạy 84,6%, độ đặc hiệu 76,3% và diện tích dưới đường cong 0,837. Kết luận: Nồng độ hs-CRP huyết thanh là 1 chỉ số tiềm năng có giá trị trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Vietnam Global Cancer Observatory: Globocan 2020, https://gco.iarc.fr.
2. Balkwill F and Mantovani A (2001) Inflammation and cancer: Back to Virchow?. Lancet 357(9255): 539-545.
3. Singh AK, Kumar R, Pandey AK (2018) Hepatocellular carcinoma: Causes, mechanism of progression and biomarkers. Curr Chem Genom Transl Med 12: 9-26.
4. Black S, Kushner I, and Samols D (2004) C-reactive protein. J Biol Chem 279(47): 48487-48490.
5. Wang CS, Sun CF (2009) C-reactive protein and malignancy: Clinico-pathological association and therapeutic implication. Chang Gung Med J 32(5): 471-482.
6. Heikkila K, Ebrahim S, and Lawlor DA (2007) A systematic review of the association between circulating concentrations of C reactive protein and cancer. J Epidemiol Community Health 61(9): 824-833.
7. Ko YJ, Kwon YM et al (2012) High-sensitivity c-reactive protein levels and cancer mortality. 21(11): 2076-2086.
8. Zheng Z, Zhou L et al (2013) Prognostic role of C-reactive protein in hepatocellular carcinoma: A systematic review and meta-analysis. Int J Med Sci 10(6): 653-664.
9. Lee S, Choe JW et al (2011) High-sensitivity C-reactive protein and cancer. J Epidemiol 21(3): 161-168.
10. Ma LN, Liu XY et al (2017) Assessment of high-sensitivity C-reactive protein tests for the diagnosis of hepatocellular carcinoma in patients with hepatitis B-associated liver cirrhosis. Oncol Lett 13(5): 3457-3464.
11. Ram AK, Pottakat B and Vairappan B (2018) Increased systemic zonula occludens 1 associated with inflammation and independent biomarker in patients with hepatocellular carcinoma. BMC Cancer 18(1): 572.
12. Carr BI, Akkiz H et al (2018) C-reactive protein and hepatocellular carcinoma: Analysis of its relationships to tumor factors. Clin Pract (Lond). 15(Spec Issue): 625-634.
13. Asli Suner, Brian I Carr, Hikmet Akkiz et al (2019) Imflamatory markers C-reactive protein and PLR in relation to HCC characteristics. J Transl Sci 5(3): 10.15761/JTS.1000260.
14. Dương Quang Huy and Vũ Minh Thắng (2017) Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ Interleukin huyết thanh ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan. Tạp chí Y - Dược học Quân sự (7).