Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính ngực bệnh nhân COVID-19 kéo dài và hậu COVID-19 có tổn thương phổi điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương (nhân 92 trường hợp), thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2022

  • Cung Văn Công Bệnh viện Phổi Trung ương

Main Article Content

Keywords

COVID-19 kéo dài, hậu COVID-19, cắt lớp vi tính ngực hậu COVID-19

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính ngực của các ca bệnh trong giai đoạn COVID-19 kéo dài và hậu COVID-19 có tổn thương phổi, tiền sử không có bệnh nền ở phổi, đến khám và điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: 92 bệnh nhân có tiền sử nhiễm COVID-19 trên 4 tuần, có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh hoặc PCR đối với Sars-CoV-2 âm tính, có dấu hiệu viêm đường hô hấp, chụp phim X-quang ngực có bất thường phổi, có kết quả chụp phim cắt lớp vi tính ngực và được nhập viện điều trị. Nghiên cứu hồi cứu, mô tả, cắt ngang. Kết quả và kết luận: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 53,3 ± 17,8 năm, nam/nữ là 51/41, ho khan kéo dài: 76,1%, cảm giác khó thở, hụt hơi: 58,7%, đau ngực, cảm giác khó chịu ở ngực: 41,3%, sốt nhẹ: 28,3%, sốt cao: 8,7%. Thời gian từ khi nhiễm COVID-19 đến khi nhập viện trung bình: 68,5 ngày. Xét nghiệm công thức máu: Trung bình bạch cầu: 10,2G/L, trung bình đa nhân trung tính: 79%; CRP trung bình: 12,54mg/l. Hình ảnh cắt lớp vi tính ngực: Kính mờ: 85,9%, vỉa hè lát đá: 17,4%, đông đặc: 62%, xơ hoá khoảng kẽ (đường cong dưới màng phổi/mờ lưới vùng ngoại vi hai bên): 19,7%, giãn tĩnh mạch phổi: 16,3%, giãn phế quản: 53,3%, huyết khối động mạch phổi vùng trung tâm và cận trung tâm: 12,0%, tổ chức hoá (đông đặc/quầng sáng đảo ngược): 34,8%, hạch to rốn phổi, trung thất: 0%, tràn dịch màng phổi: 1,1%, không có trường hợp nào có tràn dịch màng tim, hạch lớn rốn phổi, trung thất và hình hang, tổn thương hai phổi: 83,7%. Cắt lớp vi tính ngực có vai trò quan trọng trong hỗ trợ chẩn đoán tổn thương phổi bệnh nhân giai đoạn COVID-19 kéo dài và hậu COVID-19.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Shah W, Hillman T, Playford ED et al (2021) Managing the long term effects of COVID-19: summary of NICE, SIGN, and RCGP rapid guideline. BMJ. 372: 136. doi: 10.1136/bmj.n136. PMID: 33483331.
2. Caruso D, Guido G, Zerunian M et al (2021) Post-Acute sequelae of COVID-19 pneumonia: Six-month Chest CT Follow-up. Radiology 301(2): 396-405. doi: 10.1148/radiol.2021210834.
3. Van den Borst B, Peters JB, Brink M et al (2021) Comprehensive health assessment 3 months after recovery from acute coronavirus disease 2019 (COVID-19). Clin Infect Dis 73(5): 1089-1098. doi: 10.1093/cid/ciaa1750.
4. Susanto AD, Triyoga PA, Isbaniah F et al (2021) Lung fibrosis sequelae after recovery from COVID-19 Infection. J Infect Dev Ctries 15(3): 360-365. doi: 10.3855/jidc.13686.
5. Stylemans D, Smet J, Hanon S et al (2021) Evolution of lung function and chest CT 6 months after COVID-19 pneumonia: Real-life data from a Belgian University Hospital. Respir Med 182: 106421. doi: 10.1016/j.rmed.2021.106421.
6. Webb RW and Higgins CB (2017) Thoracic Imaging: Pulmonary and Cardiovascular Radiology. Wolter Kluer; 3th edition: 2-39, 346-456.
7. Chen Q, Chen L, Liu S et al (2021) Three-dimensional ct for quantification of longitudinal lung and pneumonia variations in COVID-19 patients. Front Med (Lausanne) 8: 643917. doi: 10.3389/fmed.2021. 643917. eCollection 2021. PMID: 33842505.
8. Aydin S, Unver E, Karavas E et al (2021) Computed tomography at every step: Long coronavirus disease. Respir Investig 59(5): 622-627. doi: 10.1016/j.resinv. 2021.05.014.
9. Vijayakumar B, Tonkin J, Devaraj A et al (2021) CT Lung Abnormalities after COVID-19 at 3 Months and 1 Year after Hospital Discharge. Radiology. 5: 211746. doi: 10.1148/radiol.2021211746.
10. Rabiee B, Eibschutz LS, Asadollahi S et al (2021) The role of imaging techniques in understanding and evaluating the long-term pulmonary effects of COVID-19. Expert Rev Respir Med 15(12): 1525-1537. doi: 10.1080/17476348.2021.2001330.
11. Bellan M, Baricich A, Patrucco F et al (2021) Long-term sequelae are highly prevalent one year after hospitalization for severe COVID-19. Sci Rep 11(1): 22666. doi: 10.1038/s41598-021-01215-4. PMID: 34811387.
12. Li X, Shen C, Wang L et al (2021) Pulmonary fibrosis and its related factors in discharged patients with new corona virus pneumonia: A cohort study. Respir Res. 22(1): 203. doi: 10.1186/s12931-021-01798-6.