Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính sọ não và kết quả điều trị phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng mạn tính

  • Lê Xuân Dương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Khắc Hiếu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Máu tụ dưới màng cứng mạn tính, đặc điểm lâm sàng, kỹ thuật khoan một lỗ dẫn lưu

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính sọ não và kết quả điều trị phẫu thuật bệnh nhân máu tụ dưới màng cứng mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên 102 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng mạn tính tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 6 năm 2020 đến tháng 06 năm 2021. Kết quả: Độ tuổi trung bình 67,5 năm, tỷ lệ nam/nữ: 5/1, 49% số bệnh nhân có liên quan đến chấn thương sọ não trước đó, triệu chứng đau đầu là thường gặp (chiếm 74,5%), sau đó đến thay đổi tính cách chiếm 50%, rối loạn trí nhớ chiếm 39,2%, liệt nửa người chiếm 23,9%; Nhóm bệnh nhân có dấu hiện liệt nửa người có độ dày lớp máu tụ và đè đẩy đường giữa cao hơn nhóm không liệt nửa người (với p<0,05); điểm Glasgow lúc vào viện ≥ 13 chiếm 73,5%. Máu tụ ở một bên chiếm 82,4%. Hình ảnh cắt lớp vi tính của máu tụ dưới màng cứng mạn tính chủ yếu là đồng tỷ trọng chiếm 49,0%, sau đó đến giảm tỷ trọng (24,5%), tăng tỷ trọng (22,6%) và tỷ trọng hỗn hợp chiếm (3,9%). Biến chứng chính của kỹ thuật phẫu thuật dẫn lưu máu tụ bằng khoan lỗ là tràn khí nội sọ chiếm 7,8%, máu tụ dưới màng cứng tồn lưu chiếm 4,9%. Sau 3 tháng tỉ lệ phục hồi tốt và khá tốt (GOS: 4 - 5 điểm) chiếm 93,7%. Kết luận: Máu tụ dưới màng cứng mạn tính là một bệnh lý thường gặp trong chuyên khoa Ngoại thần kinh. Phẫu thuật dẫn lưu máu tụ bằng kỹ thuật khoan 1 lỗ là phương pháp an toàn, hiệu quả.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Ngô Mạnh Hùng (2021) Kết quả điều trị phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng mạn tính tại bệnh viện Việt Đức từ 2017 - 2018. Tạp chí Y - Dược học Quân sự, số 3-2021, tr. 124-129.
2. Chen Fu M, Wang F, Xu Fu Mei et al (2020) Predictors of acute intracranial hemorrhage and recurrence of chronic subdural hematoma following burr hole drainage. BMC Neurology 20: 92-99.
3. Glancz LJ, Poon MTCh, Hutchinson PJ et al (2019) Does drain position and duration influence outcomes in patients undergoing burr-hole evacuation of chronic subdural hematoma? Lessons from a UK multicenter prospective cohort study. Neurosurgery 85(4): 486-493.
4. Haldrup M, Ketharanathan B, Debrabant M (2020) Embolization of the middle meningeal artery in patients with chronic subdural hematoma a systematic review and meta-analysis. Acta Neurochirurgica 162: 777-784.
5. Kitya D, Punchak M, Abdelgadir J et al (2018) Clinical presentation, management, and outcomes of chronic subdural hematoma at Mbarara Regional Referral Hospital. Neurosurg Focus 45(4): 7.
6. Kwon CS, Al-Awar O, Richards O et al (2018) Predicting prognosis of patients with chronic subdural hematoma: A new scoring system. World Neurosurg 109: 707-714.
7. Motiei-Langroudi R, Alterman Ron L, Stippler M et al (2019) Factors influencing the presence of hemiparesis in chronic subdural hematoma. J Neurosurg 131(6): 1926-1930.
8. Ridwan S, Bohrer AM, Grote A et al (2019) Surgical treatment of chronic subdural hematoma: Predicting recurrence and cure. World Neurosurg 128: 1010-1023.
9. Schwarza F, Loos F, Dünisch P et al (2015) Risk factors for reoperation after initial burr hole trephination in chronic subdural hematomas. Clinical Neurology and Neurosurgery 138: 66-71.
10. Sivaraju L, Moorthy RK, Jeyaseelan V, Rajshekhar V (2018) Routine placement of subdural drain after burr hole evacuation of chronic and subacute subdural hematoma: A contrarian evidence based approach. Neurosurg Rev 41(1): 165-171.
11. Zolfaghari S, Bartek J, Strom I et al (2021) Burr hole craniostomy versus minicraniotomy in chronic subdural hematoma: A comparative cohort study. Acta Neurochirurgica 163(11): 3217-3223.