Nhân một trường hợp tràn dịch đa màng do tăng bạch cầu ái toan được chẩn đoán và điều trị thành công tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Văn Thái Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thảo Tố Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thị Thảo Bệnh viện Quân y 175
  • Trần Văn Hiều Bệnh viện Quân y 175

Main Article Content

Keywords

Hội chứng tăng bạch cầu ái toan, tràn dịch đa màng

Tóm tắt

Hội chứng tăng bạch cầu ái toan là tình trạng rối loạn tế bào máu đặc trưng bởi sự sản xuất quá mức bạch cầu ái toan trong tủy xương với tăng bạch cầu ái toan ngoại biên dai dẳng, gây tổn thương cơ quan do giải phóng các chất trung gian bạch cầu ái toan. Là một bệnh lý hiếm gặp, nguyên nhân có thể do các bệnh dị ứng, truyền nhiễm, ung thư và vô căn. Chúng tôi trình bày 1 trường hợp bệnh nhân nam 53 tuổi có số lượng bạch cầu ái toan tăng cao 8910 tế bào/mm3, nhập viện vì đau bụng, khó thở, tràn dịch đa màng. Hội chứng tăng bạch cầu ái toan được chẩn đoán sau khi loại trừ các nguyên nhân gây tăng bạch cầu ái toan khác. Bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn với điều trị bằng corticoid.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trường Duy (2021) Một trường hợp bệnh cơ tim thâm nhiễm EOSINOPHIL. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh 25(2), tr. 112-119.
2. Chusid MJ et al (1975) The hypereosinophilic syndrome: Analysis of fourteen cases with review of the literature. Medicine (Baltimore) 54(1): 1-27.
3. Cogan E, Roufosse F (2012) Clinical management of the hypereosinophilic syndromes. Expert Rev Hematol 5(3): 275-89. quiz 290.
4. Crane MM et al (2010) Incidence of myeloproliferative hypereosinophilic syndrome in the United States and an estimate of all hypereosinophilic syndrome incidence. The Journal of allergy and clinical immunology 126(1): 179-181.
5. Curtis C, Ogbogu P (2016) Hypereosinophilic Syndrome. Clin Rev Allergy Immunol 50(2): 240-251.
6. Moore PM, Harley JB, Fauci AS (1985) Neurologic dysfunction in the idiopathic hypereosinophilic syndrome. Ann Intern Med 102(1): 109-114.
7. Parrillo JE, Fauci AS, Wolff SM (1977) The hypereosinophilic syndrome: dramatic response to therapeutic intervention. Trans Assoc Am Physicians 90: 135-44.
8. Radin M et al (2018) Severe Multi-Organ Failure and Hypereosinophilia: When to Call It "Idiopathic"?. Journal of investigative medicine high impact case reports, 6, 2324709618758347.
9. Simon HU et al (2010) Refining the definition of hypereosinophilic syndrome. J Allergy Clin Immunol 126(1): 45-49.
10. Valent P et al (2012) Contemporary consensus proposal on criteria and classification of eosinophilic disorders and related syndromes. J Allergy Clin Immunol 130(3): 607-612.
11. Zuo L, Rothenberg ME (2007) Gastrointestinal eosinophilia. Immunol Allergy Clin North Am 27(3): 443-555.
12. Ogbogu PU et al (2009) Hypereosinophilic syndromes: A multicenter, retrospective analysis of clinical characteristics and response to therapy. J Allergy Clin Immunol 124(6): 1319-25.e3. doi: 10.1016/j.jaci.2009.09.022.