Tình hình dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

  • Lý Kỳ Như Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Tử Thiện Tâm Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
  • Đặng Nguyễn Đoan Trang Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, bệnh nhân nội trú, Hội Lồng ngực Hoa Kỳ

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình hình dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE) và xác định các yếu tố liên quan đến tính tính hợp lý trong dự phòng VTE tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 366 bệnh nhân tại Khoa Chấn thương chỉnh hình, Khoa Hồi sức tích cực và Khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ - Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 02/2019 đến tháng 03/2019. Nghiên cứu sử dụng thang điểm huyết khối PADUA, thang điểm xuất huyết IMPROVE và khuyến cáo dự phòng VTE của Hội lồng ngực Hoa Kỳ (ACCP) phiên bản 9 (2012) để đánh giá tính hợp lý trong dự phòng VTE. Việc đánh giá được thực hiện tại thời điểm nhập viện và đánh giá lại mỗi 7 ngày. Kết quả: Enoxaparin là thuốc kháng đông được chỉ định nhiều nhất trong dự phòng VTE. Trong 581 đợt đánh giá, 361 đợt (62,1%) được đánh giá là nguy cơ huyết khối cao và 220 đợt là nguy cơ huyết khối thấp. Tỷ lệ dự phòng đúng, dự phòng thiếu, dự phòng dư và dự phòng sai lần lượt là 59,5%, 33,4%, 1,4% và 5,7%. Hai nguyên nhân chính dẫn đến chỉ định phương pháp dự phòng VTE không hợp lý là chưa phân tầng chính xác nguy cơ và chưa tuân thủ khuyến cáo. Nguy cơ VTE, bệnh ung thư, bệnh hô hấp và bệnh cơ xương khớp có liên quan có ý nghĩa thống kê với tính hợp lý chung trong dự phòng VTE trong mẫu nghiên cứu. Kết luận: Tỷ lệ hợp lý trong chỉ định dự phòng ở các bệnh nhân nguy cơ huyết khối cao vẫn còn thấp. Tình trạng dự phòng thiếu ở nhóm bệnh nhân nội khoa cần được chú trọng trên thực hành lâm sàng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2017) Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng đông trongdự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch.
2. Barbar S, Noventa F, Rossetto V et al (2010) A risk assessment model for the identification of hospitalized medical patients at risk for venous thromboembolism: The Padua Prediction Score. J Thomb Haemost 8(11): 2450-2457.
3. Byrne S, Weaver DT (2013) Review of thromboembolic prophylaxis in patients attending Cork University Hospital. Int J Clin Pharm 35(3): 439-446.
4. Cohen AT et al (2008) Venous thromboembolism risk and prophylaxis in the acute hospital care setting (ENDORSE study): A multinational cross-sectional study. Lancet. 371 (9610): 387-394.
5. Foster B et al (2014) Accuracy of the IMPROVE bleeding risk score for hospitalized medical patients. Chest 146(4): 823A.
6. Geldhof V et al (2014) Venous thromboembolism in the elderly: Efficacy and safety of non-VKA oral anticoagulants. Thrombosis Journal 12 (21).
7. Gould MK, Garcia DA, Wren SM et al (2012) Prevention of VTE in nonorthopedic surgical patients: Antithrombotic Therapy and Prevention of Thrombosis, 9th ed: American College of Chest Physicians Evidence-Based Clinical Practice Guidelines. Chest 141(5): 1369.
8. Grant PJ et al (2018) Use of venous thromboembolism prophylaxis in hospitalized patients. JAMA Intern Med 178(8): 1122-1124.
9. Kahn SR, Lim W, Dunn AS et al (2012) Prevention of VTE in nonsurgical patients: Antithrombotic Therapy and Prevention of Thrombosis, 9th ed: American College of Chest Physicians Evidence-Based Clinical Practice Guidelines. Chest 141(2):195-226.
10. Manoucheri R et al (2015) Adherence to Venous thromboprophylaxis guidelines for medical and surgical inpatients of Teaching Hospitals, Shiraz-Iran. Tanaffos 14(1): 17-26.
11. Sharif-Kashani B et al (2012) Assessment of prophylaxis for venous thromboembolism in hospitalized patients: The MASIH Study. Clin Appl Thromb Hemost 18(5): 462-468.
12. Zhai Z et al (2019) VTE risk profiles and prophylaxis in medical and surgical Inpatients: The identification of Chinese hospitalized patients’ risk profile for venous thromboembolism (DissolVE-2) a cross-sectional study. Chest 155(1): 114-122.