Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá thông thường tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng trong bệnh trứng cá thông thường. Đối tượng và phương pháp: 119 bệnh nhân trứng cá thông thường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Nam giới chiếm 17,7% và nữ giới chiếm 82,3%, tuổi mắc bệnh trung bình là 27,3 ± 6,1 tuổi, tuổi khởi phát trung bình là 17,2 ± 5,0; dạng lâm sàng trứng cá sẩn mụn mủ chiếm tỷ lệ cao nhất là 71,4%, trứng cá mức độ nhẹ chiếm 41,2%, mức độ trung bình chiếm 42,8% và mức độ nặng chiếm 16%, tiền căn gia đình, chu kỳ kinh nguyệt, chế độ ăn và thời tiết là các yếu tố chính liên quan đến bệnh trứng cá thông thường. Kết luận: Dạng lâm sàng thường gặp nhất của bệnh trứng cá thông thường là trứng cá sẩn mụn mủ, phần lớn bệnh nhân ở mức độ bệnh trung bình và nhẹ.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Diệu Thuần, Nguyễn Hữu Sáu (2018) Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và yếu tố liên quan của sẹo lõm trứng cá ở bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Da liễu học (27), tr. 47-53.
3. Nguyễn Thanh Hùng (2012) Tỷ lệ hiện mắc Propionibacterium acnes và sự đề kháng invitro đối với kháng sinh ở bệnh nhân mụn trứng cá thông thường tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Tchiu Bích Xuân, Châu Văn Trở, Vũ Hồng Thái (2013) Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng của bệnh nhân mụn trứng cá đến khám tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh (17), tr. 22-29.
5. Trịnh Tiến Thành, Huỳnh Văn Bá, Trần Đăng Quyết (2021) Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân trứng cá thông thường đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2018-2019. Tạp chí Y học Việt Nam (505), tr. 45-48.
6. Võ Nguyễn Thuý Anh, Nguyễn Tất Thắng (2007) Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành. Luận văn Bác sĩ Nội trú, Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Adityan B, Thappa DM (2009) Profile of acne vulgaris - a hospital- based study from South India. Indian J Dermatol Venereol Leprol 75(3): 272-278.
8. Goulden V (2001) Prevalence of facial acne in adults. Journal of the American Academic of Dermatology (41): 577-580.
9. Poli F (2007) Epidermiological study on adult acne. Journal of the American Academic of Dermatology 56(2): 61-64.
10. Suh DH, Kim BY, Min SU, Lee DH et al (2011) A multicenter epidemiological study of acne vulgaris in Korea. International Journal of Dermatology 50(6): 673-681.