Tác dụng không mong muốn và biến chứng của kỹ thuật xạ trị lập thể định vị thân trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan còn tồn dư sau tắc mạch hóa chất
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá độ an toàn của phương pháp xạ trị lập thể định vị thân (SBRT) trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan còn tồn dư sau tắc mạch hóa chất. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp tiến cứu, có đối chứng trên 42 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan điều trị bằng xạ trị lập thể định vị thân (Nhóm I) và 38 bệnh nhân điều trị bằng hóa tắc mạch hạt vi cầu DC Bead (Nhóm II). Đánh giá biến chứng sau SBRT theo CTCAE V5.0. Kết quả: Tác dụng phụ sớm ở bệnh nhân nhóm I chủ yếu là mệt mỏi (23,8%), nhóm II chủ yếu thấy đau vùng gan (47,4%), khác biệt có ý nghĩa, p<0,05. Biến chứng sớm ở nhóm I là viêm gan đợt cấp (4,8%), viêm da (4,8%) khác biệt không có ý nghĩa so với nhóm II (0%), p>0,05. Biến chứng lâu dài ở nhóm I: Viêm gan đợt cấp (2,4%), tràn dịch màng phổi (7,1%), viêm da (2,4%) không có sự khác biệt có ý nghĩa so với nhóm II: Viêm gan cấp (0%), tràn dịch màng phổi (2,6%), viêm da (0%), p>0,05. Không có tử vong liên quan đến kỹ thuật can thiệp ở cả 2 nhóm. Kết luận: SBRT là phương pháp điều trị an toàn, không có biến chứng nặng cho bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan còn tồn dư sau tắc mạch hóa chất.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Zeng ZC, Seong J, Yoon SM et al (2017) Consensus on stereotactic body radiation therapy for small-sized hepatocellular carcinoma at the 7th asia-pacific primary liver cancer expert meeting. Liver Cancer 6(4): 264-274.
3. Marrero JA, Kulik LM, Sirlin CB et al (2018) Diagnosis, staging, and management of hepatocellular carcinoma: 2018 practice Guidance by the American association for the study of liver diseases. Hepatology 68(2): 723-750.
4. U.S. Department of Health and Human Services (2017) Common Terminology Criteria for Adverse Events (CTCAE) Version 50 MedDRA MSSO.
5. Jacob R, Turley F, Redden DT et al (2015) Adjuvant stereotactic body radiotherapy following transarterial chemoembolization in patients with non-resectable hepatocellular carcinoma tumours of ≥ 3cm. HPB (Oxford) 17(2): 140-149.
6. Su TS, Lu HZ, Cheng T et al (2016) Long-term survival analysis in combined transarterial embolization and stereotactic body radiation therapy versus stereotactic body radiation monotherapy for unresectable hepatocellular carcinoma > 5cm. BMC Cancer 16(1): 834.
7. Yao E, Chen J, Zhao X et al (2018) Efficacy of stereotactic body radiotherapy for recurrent or residual hepatocellular carcinoma after transcatheter arterial chemoembolization. Biomed Res Int 2018: 5481909.
8. Nagata Y (2015) Stereotactic body radiation therapy: Principles and practices springer Japan, Tokyo. 5: 177-188. https://doi.org/10.1007/978-4-431-54883-6.