Đặc điểm lâm sàng viêm lợi và kết quả điều trị trên bệnh nhân đeo mắc cài chỉnh nha

  • Nguyễn Thị Hồng Minh Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
  • Ngô Thùy Linh Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
  • Lê Thị Thu Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Viêm lợi, mắc cài chỉnh nha

Tóm tắt

Chỉnh nha cố định là phương pháp điều trị phổ biến có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe mô lợi. Sự có mặt của các mắc cài, khâu và dây cung có thể trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến sự tiến triển của tình trạng lợi viêm. Đồng thời, những yếu tố này cũng gây ảnh hưởng đến việc điều trị và duy trì kết quả ở nhóm bệnh nhân chỉnh nha. Mục tiêu: Đánh giá tình trạng viêm lợi và kết quả điều trị trên bệnh nhân đeo mắc cài chỉnh nha. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 62 bệnh nhân đeo mắc cài có tình trạng viêm lợi cần điều trị. Các đối tượng được khám lâm sàng để đánh giá chỉ số lợi (GI), chỉ số mảng bám (PLI) và chỉ số chảy máu rãnh lợi (SBI) tại 3 thời điểm: Trước điều trị, sau điều trị 1 tháng và 2 tháng. Sử dụng thống kê y học để phân tích các kết quả nghiên cứu được. Kết quả: Đa số đối tượng viêm lợi ở mức trung bình chiếm 69,4% và có 30,6 % trường hợp viêm lợi mức độ nhẹ. Hầu hết các đối tượng có mức vệ sinh răng miệng ở mức kém chiếm 98,4%, chỉ có 1 đối tượng vệ sinh răng miệng ở mức trung bình chiếm 1,6%. Không có sự khác biệt về tình trạng viêm lợi giữa nam và nữ. Các chỉ số lâm sàng GI, PLI, SBI đều giảm rõ rệt sau điều trị 1 tháng và tiếp tục giảm thêm sau điều trị 2 tháng. Sự giảm thêm có ý nghĩa thống kê ở chỉ số GI và SBI (p<0,05). Ở mọi thời điểm, chỉ số GI và SBI của nhóm tuổi dưới 18 luôn ở mức cao hơn nhóm tuổi trên 18. Kết luận: Không có sự khác biệt về tình trạng viêm lợi giữa nam và nữ. Mức độ viêm lợi ở lứa tuổi dưới 18 nặng hơn so với lứa tuổi trên 18. Sau điều trị, tất cả các chỉ số lâm sàng của toàn bộ nhóm nghiên cứu đều có những cải thiện rõ rệt. Trong đó, nhóm tuổi trên 18 đáp ứng với điều trị viêm lợi tốt hơn, duy trì được kết quả điều trị lâu dài hơn so với nhóm tuổi dưới 18.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Mahindra RK, Suryawanshi GR, Doshi UH (2017) Effects of fixed orthodontic treatment on gingival health: An observational study. International Journal of Applied Dental Sciences 3(3): 156-161.
2. Nha khoa Cộng đồng (2016) Vol 1. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3. Akkaya M (2016) Are the effects of fixed orthodontic treatment on gingival health similar in adolescents and young adults? Journal of Biomedical Sciences 6(1): 5.
4. Scheerman JFM, Empelen P van, Loveren C van, et al (2017) An application of the Health Action Process Approach model to oral hygiene behaviour and dental plaque in adolescents with fixed orthodontic appliances. International Journal of Paediatric Dentistry 27(6): 486-495. doi:10.1111/ipd.12287
5. Boyd RL, Leggott PJ, Quinn RS, Eakle WS, Chambers D (1989) Periodontal implications of orthodontic treatment in adults with reduced or normal periodontal tissues versus those of adolescents. Am J Orthod Dentofacial Orthop. 96(3): 191-198. doi:10.1016/0889-5406(89)90455-1.
6. Boyd RL, Baumrind S (1992) Periodontal considerations in the use of bonds or bands on molars in adolescents and adults. Angle Orthod. 62(2): 117-126. doi: 10.1043/0003-3219(1992) 062<0117:PCITUO>2.0.CO;2.
7. Huang J, Yao Y, Jiang J, Li C (2018) Effects of motivational methods on oral hygiene of orthodontic patients. Medicine (Baltimore) 97(47): 13182. doi:10.1097/MD.0000000000013182
8. Nguyễn Bá Khánh (2013) Đánh giá bước đầu kết quả điều trị viêm lợi mạn tính bằng laser He-Ne. Luận văn thạc sỹ y học. Trường Đại học Y Hà Nội.