Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nhân tăng sản lành tính tuyến tiền liệt bằng kết hợp thuốc alpha blocker và ức chế 5-alpha reductase so với đơn trị liệu bằng alpha blocker

  • Nguyễn Văn Triệu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Đức Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Mạnh Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Diệu Hồng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đoàn Thành Công Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Minh Hồng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Avodart, doxazosin, điều trị kết hợp, tăng sản lành tính tuyến tiền liệt

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của liệu pháp kết hợp avodart 0,5mg và doxazosin 2mg so với đơn trị liệu bằng doxazosin 2mg trong điều trị các bệnh nhân tăng sản lành tính tuyến tiền liệt có triệu chứng IPSS ở mức độ trung bình. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu ngẫu nhiên, nhãn mở, nhóm song song. Tổng số 100 bệnh nhân tăng sản lành tính tuyến tiền liệt có điểm IPSS 8 - 19, thể tích tuyến tiền liệt ≥ 30gram, PSA < 4ng/ml. Các bệnh nhân được chia ngẫu nhiên làm 2 nhóm, nhóm 1 gồm 50 bệnh nhân được điều trị avodart 0,5mg kết hợp doxazosin 2mg, nhóm 2 gồm 50 bệnh nhân chỉ được điều trị doxazosin 2mg, theo dõi và đánh giá kết quả điều trị sau 6 tháng. Tiêu chí đánh giá chính là thay đổi điểm IPSS ở thời điểm 6 tháng so với bắt đầu điều trị. Các tiêu chí đánh giá phụ bao gồm: Tình trạng tiến triển lâm sàng, chất lượng cuộc sống, thể tích tuyến tiền liệt, nước tiểu tồn dư, tình trạng bí đái cấp và chuyển sang phẫu thuật. Kết quả: Điều trị kết hợp hai thuốc làm giảm điểm IPSS 4,68 điểm, trong khi đơn trị liệu bằng doxazosin 2mg chỉ giảm 0,02 điểm IPSS sau 6 tháng điều trị (p<0,05). Sau 6 tháng, điều trị kết hợp thuốc cũng làm giảm 66% nguy cơ tiến triển lâm sàng, trong khi đơn trị liệu chỉ làm giảm 34% (p<0,05). Chất lượng cuộc sống được cải thiện hơn ở nhóm điều trị kết hợp so với nhóm đơn trị liệu, tương ứng là -1,46 điểm so với 0,14 điểm (p<0,05). Sau 6 tháng, thể tích tuyến tiền liệt giảm 26,3% ở nhóm điều trị phối hợp, trong khi đó tăng 0,5% ở nhóm đơn trị liệu. Thể tích nước tiểu tồn dư cũng giảm 40% ở nhóm điều trị phối hợp, nhưng lại tăng đến 40% ở nhóm đơn trị liệu. 12% bệnh nhân nhóm đơn trị liệu có bí tiểu sau 6 tháng điều trị, trong khi tỷ lệ này ở nhóm điều trị phối hợp chỉ 2%. Sau 6 tháng, 2% số bệnh nhân ở nhóm đơn trị liệu phải chuyển sang phẫu thuật. Kết luận: Liệu pháp điều trị phối hợp làm giảm nhanh và bền vững các triệu chứng ở bệnh nhân tăng sản lành tính tuyến tiền liệt có triệu chứng ở mức độ trung bình, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm đáng kể nguy cơ tiến triển của bệnh.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Braeckman J, Denis L (2017) Management of BPH then 2000 and now 2016 -From BPH to BPO. Asian J Urol 4(3): 138-147.
2. Farhad FV, Michael YCW, Henry SSH, and Keong T (2017) Benign prostatic hyperplasia and male lower urinary symptoms: A guide for family physicians. FooAsian J Urol 4(3): 181-184.
3. Lim KB (2017) Epidemiology of clinical benign prostatic hyperplasia. Asian J Urol 4(3): 148-151.
4. Lin YH, Hou CP, Chen TH, Juang HH, Chang PL, Yang PS, Chen CL, Tsui KH (2018) Transurethral resection of the prostate provides more favorable clinical outcomes compared with conservative medical treatment in patients with urinary retention caused by benign prostatic obstruction. BMC Geriatr 18(1): 15.
5. McConnell JD, Roehrborn CG, Oliver OM et al (2003) MTOPS Research Group. The long term effect of doxazosin, finasteride and combination therapy on the clinical progression of benign prostatic hyperplasia. N Engl J Med 349: 2385-2396.
6. Michael J Barry and Claus G Roehrborn (2001) Benign prostatic hyperplasia. BMJ 323(7320): 1042-1046.
7. Roehrborn C, Siami P, Barkin J, Damião R, Major-Walker K, Nandy I et al (2010) The effects of combination therapy with dutasteride and tamsulosin on clinical outcomes in men with symptomatic benign prostatic hyperplasia: 4-year results from the CombAT study. Eur Urol 57: 123-131.
8. Roehrborn C, Barkin J, Siami P, Tubaro A, Wilson T, Morrill B et al (2011) Clinical outcomes after combined therapy with dutasteride plus tamsulosin or either monotherapy in men with benign prostatic hyperplasia (BPH) by baseline characteristics: 4-year results from the randomized, double-blind Combination of Avodart and Tamsulosin (CombAT) trial. BJU Int 107: 946-954.
9. Roehrborn C, Oyarzabal PI, Roos E, Calomfirescu N, Brotherton B, Wang F et al (2015) Efficacy and safety of a fixed-dose combination of dutasteride and tamsulosin treatment (Duodart(®)) compared with watchful waiting with initiation of tamsulosin therapy if symptoms do not improve, both provided with lifestyle advice, in the management of treatment-naïve men with moderately symptomatic benign prostatic hyperplasia: 2-year CONDUCT study results. BJU Int 116: 450-459.
10. D'Agate S, Wilson T, Adalig B, Manyak M, Palacios-Moreno JM, Chavan C, Oelke M, Roehrborn C, Della Pasqua O (2019) Impact of disease progression on individual IPSS trajectories and consequences of immediate versus delayed start of treatment in patients with moderate or severe LUTS associated with BPH. World Journal of Urology https://doi.org/10.1007/s00345-019-02783-orginal article Received: 5 December 2018 / Accepted: 23 April 2019.