Đánh giá hiệu quả huy động tế bào gốc tạo máu từ tủy xương ra máu ngoại vi ở bệnh nhân đa u tủy xương

  • Hồ Xuân Trường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lý Tuấn Khải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Minh Phương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thanh Bình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Văn Hiệu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thị Tuyết Nhung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đào Hồng Nga Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Thị Huyền Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Huy động, tế bào gốc tạo máu, đa u tủy xương

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả huy động tế bào gốc tạo máu (CD34+) từ tủy xương ra máu ngoại vi ở bệnh nhân đa u tủy xương bằng phác đồ cyclophosphamid (Cy) kết hợp với yếu tố kích thích tăng trưởng dòng bạch cầu hạt (G-CSF) tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ năm tháng 01/2017-12/2021. Đối tượng và phương pháp: Chọn mẫu thuận tiện với 23 bệnh nhân đa u tủy xương có chỉ định huy động tế bào gốc tạo máu từ tủy xương ra máu ngoại vi để ghép tế bào gốc tạo máu tự thân hỗ trợ điều trị. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang hồi cứu và tiến cứu. Mỗi bệnh nhân được dùng cyclophosphamid liều 2 - 3g/m2 da vào ngày N0, ngày N3 dùng G-CSF với liều 5µg/kg/12 giờ liên tục tới khi kết thúc huy động. Các chỉ số theo dõi trong quá trình huy động bao gồm: Tổng phân tích tế bào máu bằng máy đếm laser (hàng ngày); xét nghiệm các chỉ số đông máu, sinh hóa cơ bản (trước, trong, sau quá trình huy động); xét nghiệm tế bào gốc tạo máu ở máu ngoại vi được thực hiện sau khi dùng G-CSF khi số lượng bạch cầu đạt trên 4G/L. Tiến hành gạn tách khi số lượng tế bào gốc tạo máu ở máu ngoại vi > 10 tế bào/µl. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 51,78 ± 8,69 tuổi, tổng số ngày huy động trung bình là 8,96  ± 2,43 ngày và số ngày tách để đạt được liều tế bào cần thiết là 1,74 ± 0,62 ngày. Tỷ lệ huy động thành công 23/23 = 100%. Số lượng bạch cầu và tỷ lệ thành phần bạch cầu đều có sự thay đổi rõ rệt giữa ngày tách so với trước huy động. Có sự tương quan thuận, chặt chẽ giữa số lượng tế bào gốc tạo máu ở máu ngoại vi và số lượng tế bào gốc tạo máu trong túi sản phẩm thu được (p<0,001, r = 0,86). Giảm số lượng bạch cầu đoạn trung tính và tiểu cầu ở các mức độ khác nhau là tác dụng phụ hay gặp nhất trong quá trình huy động và phục hồi sau khi kết thúc huy động. Kết luận: Đánh giá bước đầu quá trình huy động tế bào gốc tạo máu từ tủy xương ra máu ngoại vi ở bệnh nhân đa u tủy xương tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 bằng phác đồ cyclophosphamid + G-CSF đạt hiệu quả cao và tương đối an toàn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học. Hà Nội, tr. 47-52.
2. Bộ Y tế (2015) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học. Hà Nội, tr. 177-182.
3. Duong HK, Savani BN, Copelan E et al (2014) Peripheral blood progenitor cell mobilization for autologous and allogeneic hematopoietic cell transplantation: Guidelines from the american society for blood and marrow transplantation. Biology of Blood and Marrow Transplantation 20(9): 1262-1273.
4. National Institutes of Health, National Cancer Institute (2010) Common Terminology Criteria for Adverse Events (CTCAE) v4.0.
5. Van de Wyngaert Z, Nerich V, Fouquet G et al (2020) Cost and efficacy of peripheral stem cell mobilization strategies in multiple myeloma. Bone Marrow Transplantation 55(12): 2254-2260.
6. Nademanee AP, DiPersio JF, Maziarz RT et al (2012) Plerixafor plus granulocyte colony-stimulating factor versus placebo plus granulocyte colony-stimulating factor for mobilization of CD34(+) hematopoietic stem cells in patients with multiple myeloma and low peripheral blood CD34(+) cell count: Results of a subset analysis of a randomized trial. Biol Blood Marrow Transplant 18(10): 1564-1572.
7. Huang TC, Huang SY, Yao M et al (2019) Autologous stem cell transplantation in multiple myeloma: Post-transplant outcomes of Taiwan Blood and Marrow Transplantation Registry. J Formos Med Assoc 118 (1-3): 471-480.
8. Tùng NV, Linh ĐQ và Ving PQ (2020) Kết quả ghép tế bào gốc tủy xương tự thân điều trị đa u tủy xương tại Bệnh viện Bạch Mai. Y học Việt Nam 496, tr. 899-906.
9. Bạch Quốc Khánh, Võ Thị Thanh Bình, Nguyễn Thị Thảo và cộng sự (2015) Nghiên cứu kết quả ghép tế bào gốc tủy xương điều trị đa u tủy xương và u lympho tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương giai đoạn 2006-2014. Y học Việt Nam 426, tr. 158-164.
10. Jaime-Perez JC, Gomez-Galaviz AC, Turrubiates-Hernandez GA et al (2020) Mobilization kinetics of CD34+ hematopoietic stem cells stimulated by G-CSF and cyclophosphamide in patients with multiple sclerosis who receive an autotransplant. Cytotherapy 22 (3): 144-148.
11. Zannetti B A, Saraceni F, Cellini C et al (2021) Low-dose cyclophosphamide versus intermediate-high-dose cyclophosphamide versus granulocyte colony-stimulating factor alone for stem cell mobilization in multiple myeloma in the era of novel agents: a multicenter retrospective study. Transplantation and Cellular Therapy 27(3): 241-248.
12. Milone G, Leotta S, Indelicato F et al (2003) G-CSF alone vs cyclophosphamide plus G-CSF in PBPC mobilization of patients with lymphoma: Results depend on degree of previous pretreatment. Bone Marrow Transplant 31(9): 747-754.
13. Moskowitz CH, Glassman J R, Wuest D et al (1998) Factors affecting mobilization of peripheral blood progenitor cells in patients with lymphoma. Clin Cancer Res 4(2): 311-316.
14. Narayanasami U, Kanteti R, Morelli J et al (2001) Randomized trial of filgrastim versus chemotherapy and filgrastim mobilization of hematopoietic progenitor cells for rescue in autologous transplantation. Blood 98(7): 2059-2064.
15. Meldgaard Knudsen L, Jensen L, Gaarsdal E et al (2000) A comparative study of sequential priming and mobilisation of progenitor cells with rhG-CSF alone and high-dose cyclophosphamide plus rhG-CSF. Bone Marrow Transplant 26(7): 717-722.
16. Winkelmann N, Desole M, Hilgendorf I et al (2016) Comparison of two dose levels of cyclophosphamide for successful stem cell mobilization in myeloma patients. J Cancer Res Clin Oncol 142 (12): 2603-2610.