Thông động tĩnh mạch phổi: Báo cáo trường hợp lâm sàng

  • Cung Văn Công Bệnh viện Phổi Trung ương

Main Article Content

Keywords

Hội chứng giãn mạch chảy máu có tính chất di truyền, thông động tĩnh mạch phổi, bệnh lý hiếm gặp, dị dạng mạnh máu

Tóm tắt

Thông động - tĩnh mạch phổi (Pulmonary arteriovenous malformation - PAVM) cũng được biết đến như là rò động - tĩnh mạch phổi. Bệnh thường là bẩm sinh, do sự thiếu hụt cấu trúc hoặc sự giãn bất thường của các mao mạch phổi mà nguyên nhân chủ yếu do thiếu phát triển thành mao mạch. Phần lớn các trường hợp PAVM có liên quan đến hội chứng Rendu - Osler - Weber (Hội chứng giãn mạch chảy máu có tính chất di truyền - Hereditary hemorrhagic telangiectasia - HHT). PAVM hiếm xảy ra như là hệ quả của chấn thương ngực. PAVM tồn tại trong khoảng thời gian dài và thường được chẩn đoán lần đầu ở người trưởng thành. Hơn hai phần ba các trường hợp tổn thương gặp ở thùy dưới, khu vực dưới màng phổi và thể một ổ chiếm đại đa số các trường hợp. Chẩn đoán ban đầu thường là nốt đơn độc phổi. Khi chụp cắt lớp vi tính ngực, kể cả có tiêm cản quang tĩnh mạch nếu bác sỹ điện quang không nghi ngờ PAVM từ trước thì vẫn có thể chẩn đoán sai lầm dẫn đến việc tiến hành sinh thiết xuyên thành ngực nốt đơn độc phổi. Khi tai biến xảy ra bệnh nhân thường chảy máu màng phổi nặng, nếu không phẫu thuật kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Chúng tôi báo cáo một trường hợp PAVM được phát hiện tình cờ ở một bệnh nhân nữ, 33 tuổi, được xác nhận bằng chụp cắt lớp vi tính đa dãy có tiêm cản quang tĩnh mạch. Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt chọn lọc phần phổi có PAVM (cắt phổi không điển hình). Ca phẫu thuật thành công và sức khỏe hiện tại của bệnh nhân rất tốt. Kết quả đại thể và vi thể của bệnh phẩm sau phẫu thuật phù hợp với PAVM. Qua trường hợp này, chúng tôi muốn nhấn mạnh những đặc điểm hình ảnh CT của PAVM, đề xuất các phương cách tiếp cận chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Richard Webb W and Charles B Higgins (2017) Thoracic Imaging: Pulmonary and Cardiovascular Radilogy. 2017; 3 E; p. 275 – 305.
2. Liu S, Xu X, Qin Y, Zhao X, Rare ruptured pulmonary arteriovenous malformation mimicking lung tumor in a girl.
3. Anatol J Cardiol (2021) 25(7): 30. doi: 10.5152/AnatolJCardiol.2021.74790.PMID: 342363.35.
4. Lin YP, Liang CH, Wu FZ (2019) Pulmonary arteriovenous malformation mimicking a lung mass. Br J Hosp Med (Lond) 80(8): doi: 10.12968/hmed.2019.80.8.ii.PMID: 31437038.
5. Takase Y, Nakano S, Yamaki E, Kawashima O (2021) Pulmonary arteriovenous malformation with metal allergy. BMJ Case Rep 14(3): 240275. doi: 10.1136/bcr-2020-240275.PMID: 33692060.
6. Maruyama T, Kariya S, Nakatani M, Ono Y, Ueno Y, Komemushi A, Tanigawa N (2021) Congenital pulmonary varix: Two case reports. Medicine (Baltimore). 100(51): 28340. doi: 10.1097/MD. 0000000000028340.PMID: 34941138
7. Parambil JG (2016) Hereditary hemorrhagic telangiectasia. Clin Chest Med 37(3): 513-521. doi: 10.1016/j.ccm.2016.04.013. Epub 2016 Jun 10.PMID: 27514597.
8. Reichert M, Kerber S, Alkoudmani I, Bodner J (2016) Management of a solitary pulmonary arteriovenous malformation by video-assisted thoracoscopic surgery and anatomic lingula resection: Video and review. Surg Endosc 30(4): 1667-1669. doi: 10.1007/s00464-015-4337-0. Epub 2015 Jul 9.PMID: 26156615.
9. Liu JR, Liu H, Wang B, Zhang YH, Xu H, Tang XL, Li HM, Zhao SY (2020) Case report of hereditary hemorrhagic telangiectasia in children and literature review. Zhonghua Er Ke Za Zhi 58(8): 674-678. doi: 10.3760/cma.j.cn112140-20200415-00386.PMID: 32842389
9. Xie L, Li Y, Jiang X, Zhao J, Xiao T (2019) A 10-year-old boy with dyspnea and hypoxia: Abernathy malformation masquerading as pulmonary arteriovenous fistula. BMC Pediatr19(1): 55. doi: 10.1186/s12887-019-1422-x.PMID: 30744582.
10. Riera-Mestre A, Ribas J, Castellote J (2019) Medical management of haemorrhagic hereditary telangiectasia in adult patients. Med Clin (Barc). 152(7): 274-280. doi: 10.1016/j.medcli.2018.09.015. Epub 2018 Nov 27.PMID: 30502301.