Kết quả điều trị phẫu thuật áp xe trung thất do thủng thực quản tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

  • Phạm Vũ Hùng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Nguyễn Đức Chính Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Trần Tuấn Anh Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Nguyễn Minh Ky Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Đào Văn Hiếu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Trần Tiễn Anh Phát Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Nguyễn Thanh Tâm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Thủng thực quản, áp xe trung thất

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật áp xe trung thất tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu kết hợp hồi cứu các trường hợp chẩn đoán áp xe trung thất do thủng thực quản được điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 9/2016 đến tháng 9/2019. Chẩn đoán áp xe trung thất theo tiêu chuẩn của Estrera (1983), số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Tổng số 39 bệnh nhân, tỷ lệ nam : nữ = 5,5: 1. Tuổi từ 36 đến 60 tuổi chiếm 59%. Chấn thương 70%, bệnh lý 30%. Do hóc xương chiếm 88,5%. Thủng ở 1/3 trên thực quản 70%, 1/3 giữa thực quản 12,5%, và 1/3 dưới thực quản 17,5%. Type I chiếm 69,2%, type IIb chiếm 30,8%. Phương pháp điều trị phẫu thuật: Dẫn lưu đơn thuần 56,4%, mở ngực khâu thực quản 17,9%. Trong các trường hợp dẫn lưu: Dẫn lưu cổ 40,6%, dẫn lưu ngực 31,2%, dẫn lưu cổ + ngực 28,1%. Trong mở ngực 7/39 trường hợp gồm: Mổ mở 06 trường hợp và nội soi có video hỗ trợ 01 trường hợp. Cô lập thực quản để không cho thức ăn vào qua thực quản có tổn thương: 71% mở thông dạ dày, 29% mở thông hỗng tràng. Xử lý khác: Xử lý vết thương mạch máu 2 bệnh nhân gồm tổn thương mạch giáp dưới và cảnh trong; Đặt stent graft động mạch chủ 02 bệnh nhân do dò quai động mạch chủ/ thực quản. Kết quả: Biến chứng 7 trường hợp (17,5%), tử vong: 3 trường hợp (7,5%). Kết luận: Việc xử lý phẫu thuật cấp cứu áp xe trung thất do thủng thực quản cần dẫn lưu được mủ, theo vị trí của áp xe chọn dẫn lưu cổ hoặc ngực phối hợp, kết hợp không cho thức ăn qua thực quản có tổn thương bằng mở thông dạ dày hoặc hỗng tràng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Pearse HE (1938) Mediastinitis following cervical suppuration. Ann Surg 108: 588-611.
2. Estrera AS, Lanay MJ, Grisham JM et al (1983) Descending necrotizing mediastinitis. Surg Gynecol Obstet 157: 545-552.
3. Endo S, Murayama F, Hasegawa T, Yamamoto S, Yamagychi T, Sohara Y et al (1999) Guideline of surgical management based on diffusionof descending necrotizing mediastinitis. Jpn J Thorac Cardiovasc Surg 47: 14-19.
4. Kroepil F, Schauer M, Raffel AM, Kröpil P, Eisenberger CF, Knoefel WT (2013) Treatment of early and delayed esophageal perforation. Indian J Surg75(6): 469–472.
5. Weaver E, Nguyen X, Brooks MA (2010) Descending necrotising mediastinitis: Two case reports and review of the literature. Eur.Respir. Rev 19(116): 141-149.
6. Arizaga S, Rodas EB, Pino R, Reinoso J et al (2015) Descending Necrotizing cervicomediastinitis secondary to esophageal perforation: Management in a Hospital with Limited resources. Paramerican Journal of Trauma, Critical Care & Emergency Surgery 4(1): 23-29.
7. Nguyen Duc Chinh, Tran Tuan Anh, Pham Vu Hung, Pham Gia Anh, Philipp Omar Hannah, Tran Dinh Tho (2017) Experience on diagnosis of descending necrotizing mediastinitis at Viet Duc Hospital. The Thai Journal of Surgery 38.
8. Nguyễn Công Minh (2013) Hội chứng Boerhaave hay hội chứng vỡ thực quản do nôn ói mạnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương trong 14 năm (1999 - 2012). Nghiên cứu Y học Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 17, Phụ bản của Số 4.
9. Janilionis R, Jagelavičius Ž, Petrik P, Kiškis G, Jovaišas V et al (2013) Diffuse descending necrotizing mediastinitis: Surgical treatment and outcomes in a single-centre series. Acta medica lituanica 20(3): 117-128.