Nghiên cứu thực trạng sử dụng thuốc dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trên bệnh nhân phẫu thuật chỉnh hình lớn

  • Lê Hương Giang Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thị Thu Thủy Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thị Liên Hương Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Đức Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, phẫu thuật chỉnh hình, thuốc chống đông đường uống tác dụng trực tiếp (DOAC)

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng thuốc dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sau phẫu thuật chỉnh hình lớn và đánh giá tính phù hợp theo hướng dẫn (ACCP 2012 và hướng dẫn sử dụng thuốc được cấp phép). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu nhận các bệnh nhân ≥ 18 tuổi và nhập viện phẫu thuật chỉnh hình lớn (thay khớp háng/khớp gối toàn phần hoặc gãy xương đùi). Kết quả: Từ tháng 1/2021 đến 12/2021, 317 bệnh nhân đưa vào phân tích. 97,2% bệnh nhân được dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch khi nằm viện bằng biện pháp kết hợp thuốc với cơ học (46,4%) và chỉ dùng thuốc (50,8%) với 96,2% có biện pháp dự phòng phù hợp. Hầu hết bệnh nhân dự phòng với thuốc là dabigatran và 73,4% lựa chọn thuốc phù hợp. Chế độ liều phù hợp ở 92% bệnh nhân và 80,8% có thời điểm dùng thuốc phù hợp. Chỉ 1,4% bệnh nhân có thời gian dự phòng < 10 ngày. 51,7% bệnh nhân dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch bằng thuốc phù hợp tổng thể và khía cạnh chính dẫn đến dự phòng bằng thuốc không phù hợp là lựa chọn thuốc ở nhóm gãy xương đùi không tuân theo hướng dẫn ACCP 2012. Kết luận: Vẫn tồn tại khoảng cách giữa thực hành lâm sàng với các khuyến cáo từ hướng dẫn điều trị.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Amin A et al (2010) Are hospitals delivering appropriate VTE prevention? The venous thromboembolism study to assess the rate of thromboprophylaxis. J Thromb Thrombolysis 29: 326-339.
2. Amin AN, Lin J, Thompson S, Wiederkehr D (2011) Inpatient and outpatient occurrence of deep vein thrombosis and pulmonary embolism and thromboprophylaxis following selected at-risk surgeries. The Annals of Pharmacotherapy 45: 1045-1052.
3. Arcelus JI, Felicissimo P; DEIMOS Investigators (2013) Venous thromboprophylaxis duration and adherence to international guidelines in patients undergoing major orthopaedic surgery: Results of the international, longitudinal, observational DEIMOS registry. Thrombosis Research 131: 240-246.
4. Falck-Ytter Y et al (2012) Prevention of VTE in orthopedic surgery patients: American college of Chest Physicians Evidence-Based Clinical Practice Guidelines. Chest 141(2): 278-325.
5. Geerts WH et al (2008) Prevention of venous thromboembolism: American College of Chest Physicians evidence-based clinical practice guidelines (8th edition). Chest 133: 381-453.
6. Nederpelt CJ, Bijman Q, Krijnen P, Schipper IB (2022) Equivalence of DOACS and LMWH for thromboprophylaxis after hip fracture surgery: Systematic review and meta-analysis. Injury 53: 1169-1176.
7. Nederpelt CJ et al (2021) Direct oral anticoagulants are a potential alternative to low-molecular-weight heparin for thromboprophylaxis in trauma patients sustaining lower extremity fractures. J Surg Res 258: 324-331.
8. Randelli F, Cimminiello C, Capozzi M, Bosco M, Cerulli G; GIOTTO Investigators (2016) Real life thromboprophylaxis in orthopedic surgery in Italy. Results of the GIOTTO study. Thrombosis Research 137: 103-107.
9. Zhan C, Miller MR (2003) Excess length of stay, charges, and mortality attributable to medical injuries during hospitalization. JAMA 290: 1868-1874.