Kết quả sống thêm lâu dài của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan còn tồn dư sau tắc mạch hóa chất được điều trị bằng xạ trị lập thể định vị thân

  • Đồng Đức Hoàng Đại học Y Dược Thái Nguyên
  • Mai Hồng Bàng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Thái Doãn Kỳ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Tiến Thịnh
  • Bùi Quang Biểu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Đình Châu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ung thư biểu mô tế bào gan, xạ trị lập thể định vị thân, tắc mạch hóa chất, thời gian sống toàn bộ

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sống thêm lâu dài của phương pháp xạ trị lập thể định vị thân (SBRT) so với tắc mạch hóa chất nhắc lại trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan còn tồn dư sau tắc mạch hóa chất (TACE). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp tiến cứu, có đối chứng trên 42 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan điều trị bằng xạ trị lập thể định vị thân và 38 bệnh nhân điều trị bằng hóa tắc mạch hạt vi cầu DC Bead. Đánh giá sống thêm bằng đường cong Kaplan Meier và test Log Rank. Kết quả: Thời gian theo dõi trung bình là 16,1 ± 7,5 tháng (4,0 - 34,2 tháng). Thời gian sống toàn bộ của bệnh nhân sau SBRT (27,67 ± 1,77 tháng) có sự khác biệt so với sau TACE (18,86 ± 1,52 tháng). Tỷ lệ sống toàn bộ tại các thời điểm 12, 24, 30 tháng sau SBRT lần lượt là 84,1%, 74,1%, 68,8% có sự khác biệt so với sau TACE lần lượt là 69,4%, 37,9%, 37,9%. Giai đoạn Kinki B2, nhóm kích thước u gan ≥ 5cm là các yếu tố dự báo sống thêm toàn bộ sau SBRT dài hơn có ý nghĩa so với sau TACE. Kết luận: SBRT là phương pháp có kết quả sống thêm lâu dài cao hơn so với điều trị bằng TACE nhắc lại cho bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan còn tồn dư sau hóa tắc mạch.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL et al (2021) Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin 71(3): 209-249.
2. Nouri YM, Kim JH, Yoon HK et al (2019) Update on transarterial chemoembolization with drug-eluting microspheres for hepatocellular carcinoma. Korean J Radiol 20(1): 34-49.
3. Zhong BY, Wang WS, Zhang S et al (2021) Re-evaluating transarterial chemoembolization failure/refractoriness: A survey by chinese college of interventionalists. J Clin Transl Hepatol 9(4): 521-527.
4. Schaub SK, Hartvigson PE, Lock MI et al (2018) Stereotactic body radiation therapy for hepatocellular carcinoma: Current trends and controversies. Technol Cancer Res Treat 17: 1533033818790217.
5. Marrero JA, Kulik LM, Sirlin CB et al (2018) Diagnosis, staging, and management of hepatocellular carcinoma: 2018 practice guidance by the American association for the study of liver diseases. Hepatology 68(2): 723-750.
6. Jacob R, Turley F, Redden DT et al (2015) Adjuvant stereotactic body radiotherapy following transarterial chemoembolization in patients with non-resectable hepatocellular carcinoma tumours of ≥ 3cm. HPB (Oxford) 17(2): 140-149.
7. Yao E, Chen J, Zhao X et al (2018) Efficacy of stereotactic body radiotherapy for recurrent or residual hepatocellular carcinoma after transcatheter arterial chemoembolization. Biomed Res Int 2018: 5481909.
8. Thái Doãn Kỳ, Mai Hồng Bàng, Phạm Minh Thông và cộng sự (2016) Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp tắc mạch hóa chất sử dụng hạt vi cầu DC BEADS. Luận án Tiến sĩ y học, Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108.
9. Nguyễn Tiến Thịnh, Mai Hồng Bàng, Thái Doãn Kỳ và cộng sự (2016) Kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan kích thước trên 3cm bằng phương pháp tắc mạch hóa dầu kết hợp đốt nhiệt sóng cao tần. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, Tập 11, tr. 232-238.
10. Kang JK, Kim MS, Cho CK et al (2012) Stereotactic body radiation therapy for inoperable hepatocellular carcinoma as a local salvage treatment after incomplete transarterial chemoembolization. Cancer 118(21): 5424-5431.