Kết quả sớm của phương pháp xạ trị lập thể định vị thân điều trị ung thư biểu mô tế bào gan còn tồn dư sau tắc mạch hóa chất

  • Đồng Đức Hoàng Đại học Y Dược Thái Nguyên
  • Mai Hồng Bàng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Thái Doãn Kỳ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Tiến Thịnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bùi Quang Biểu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Đình Châu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ung thư biểu mô tế bào gan, xạ trị lập thể định vị thân, tắc mạch hóa chất, đáp ứng u gan

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm của phương pháp xạ trị lập thể định vị thân so với tắc mạch hóa chất nhắc lại trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan còn tồn dư sau tắc mạch hóa chất. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp tiến cứu, có đối chứng trên 42 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (UTBG) điều trị bằng xạ trị lập thể định vị thân (SBRT) và 38 bệnh nhân điều trị bằng hóa tắc mạch hạt vi cầu DC Bead. Đánh giá đáp ứng lâm sàng, xét nghiệm, AFP, đáp ứng khối u (theo mRECIST) tại thời điểm 3, 6 tháng sau điều trị. Kết quả: Đáp ứng lâm sàng ở nhóm I (61,9%) có sự khác biệt so với nhóm II (23,7%), p<0,05. Đáp ứng AFP ở nhóm I (56,5%) có xu hướng cao hơn so với nhóm II (42,9%), p>0,05. Đáp ứng khối u thời điểm 6 tháng ở nhóm I (đáp ứng hoàn toàn 51,4%, đáp ứng một phần 8,1%) có sự khác biệt so với nhóm II (21,9% và 3,1%), p<0,05. Kết luận: Xạ trị lập thể định vị thân cho tỷ lệ đáp ứng lâm sàng và đáp ứng khối u có sự khác biệt so với tắc mạch nhắc lại điều trị cho các bệnh nhân còn tồn dư sau TACE.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Yao E, Chen J, Zhao X et al (2018) Efficacy of stereotactic body radiotherapy for recurrent or residual hepatocellular carcinoma after transcatheter arterial chemoembolization. Biomed Res Int 2018: 5481909.
2. Schaub SK, Hartvigson PE, Lock MI et al (2018) Stereotactic body radiation therapy for hepatocellular carcinoma: Current trends and controversies. Technol Cancer Res Treat 17: 1533033818790217.
3. Marrero JA, Kulik LM, Sirlin CB et al (2018) Diagnosis, staging, and management of hepatocellular carcinoma: 2018 practice guidance by the American association for the study of liver diseases. Hepatology 68(2): 723-750.
4. Lencioni R, Llovet JM (2010) Modified RECIST (mRECIST) assessment for hepatocellular carcinoma. Semin Liver Dis 30(1): 52-60.
5. Muscari F, Maulat C (2020) Preoperative alpha-fetoprotein (AFP) in hepatocellular carcinoma (HCC): Is this 50-year biomarker still up-to-date? Transl Gastroenterol Hepatol 5: 46.
6. Toro A, Ardiri A, Mannino M et al (2014) Effect of pre- and post-treatment alpha-fetoprotein levels and tumor size on survival of patients with hepatocellular carcinoma treated by resection, transarterial chemoembolization or radiofrequency ablation: A retrospective study. BMC Surg 14: 40.
7. Zhu AX, Finn RS, Kang YK et al (2021) Serum alpha-fetoprotein and clinical outcomes in patients with advanced hepatocellular carcinoma treated with ramucirumab. Br J Cancer 124(8): 1388-1397.
8. Yu JI, Yoo GS, Cho S et al (2018) Initial clinical outcomes of proton beam radiotherapy for hepatocellular carcinoma. Radiat Oncol J 36(1): 25-34.