Đánh giá thay đổi trong thực hành tự chăm sóc và ảnh hưởng đến kết quả điều trị ngoại trú của người bệnh suy tim mạn tính tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Hồng Hạnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Tự chăm sóc, kiến thức, suy tim

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu sự thay đổi thực hành tự chăm sóc và nhận thức của người bệnh suy tim mạn tính sau can thiệp giáo dục sức khỏe tại Khoa Khám bệnh Cán bộ cao cấp - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và ảnh hưởng bước đầu đến kết quả điều trị. Đối tượng và phương pháp: 50 người bệnh suy tim mạn tính điều trị ngoại trú được can thiệp giáo dục kiến thức theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đánh giá hiệu quả can thiệp giáo dục tại thời điểm trước và sau can thiệp 3 tháng theo 2 nội dung: Đánh giá hành vi tự chăm sóc bản thân (theo bộ câu hỏi EHFScB-9) và đánh giá kiến thức về suy tim (theo bộ câu hỏi DHFKS). Đánh giá ảnh hưởng đến kết quả điều trị dựa trên nghiệm pháp đi bộ 6 phút và mức độ suy tim theo phân loại NYHA. Kết quả: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân 67,3 ± 15,3 năm; nam giới chiếm tỷ lệ 96%. Nguyên nhân suy tim mạn tính chủ yếu là bệnh động mạch vành (56%). Tại thời điểm tháng thứ 3 sau tư vấn, hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân (23,5 ± 5,1) cải thiện hơn so với khi nhận vào nghiên cứu (26,8 ± 4,3), với p<0,05, rõ nhất ở phân nhóm hành vi liên quan đến kiểm soát dịch (tiêu chí 1, 4 và 5). Nhận thức của bệnh nhân theo thang điểm DHFKS sau 3 tháng cải thiện có ý nghĩa so với khi thu nhận vào nghiên cứu (11,2 ± 3,9 so với 9,2 ± 3,1), với p<0,05. Quãng đường trong nghiệm pháp đi bộ 6 phút tại tháng thứ 3 (240,5m) cao hơn so với trước can thiệp tư vấn (223,5m), với p<0,05. Quãng đường đi bộ 6 phút có tương quan thuận giữa với điểm nhận thức (r = 0,48), và tương quan nghịch (r = -0,52) với điểm hành vi tự chăm sóc, với p<0,05. Kết luận: Nghiên cứu bước đầu đã chứng minh vai trò của tư vấn nâng cao kiến thức và kỹ năng hành vi tự chăm sóc cho người bệnh suy tim mạn tính; hỗ trợ cải thiện hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2020) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim mạn tính. Quyết định số 1762/QĐ-BYT của Bộ Y tế, tr. 89-102.
2. Nguyễn Hữu Duy (2019) Phân tích thực trạng sử dụng thuốc, kiến thức và hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân suy tim tâm thu trong chương trình quản lý suy tim ngoại trú tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Đại học Dược Hà Nội, tr. 122-125.
3. Nguyen Ngoc Huyen (2011) Factors related to self-care behaviors among older adults with heart failure in Thai Nguyen General Hospital, Vietnam, M.N.S. (Nursing Science). Burapha University: 78-99.
4. Ponikowski P, Voors AA, Anker SD et al; ESC Scientific Document Group (2016) ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure. European Heart Journal 37: 2129-2200.
5. Vellone E, Jaarsma T et al (2014) The European Heart Failure self-care behaviour scale: New insights into factorial structure, reliability, precision and scoring procedure. Patient Educ Couns 94(1): 97-102.
6. Martje HL van der Wal, Tiny Jaarsma et al (2005) Development and testing of the dutch heart failure knowledge scale. European Journal of Cardiovascular Nursing (4): 273-277.