Thực trạng chăm sóc cho bệnh nhân xơ gan tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2021

  • La Văn Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Điều dưỡng chăm sóc, xơ gan, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và công tác chăm sóc của người bệnh xơ gan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang thực hiện trên 139 bệnh nhân xơ gan được chăm sóc và điều trị tại Viện Điều trị các Bệnh tiêu hóa - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 02/2021 đến 12/2021. Kết quả: Nam giới chiếm phần lớn (83,45%), tỷ lệ nam/nữ là 5,05/1. Độ tuổi trung niên chiếm tỷ lệ cao nhất, độ tuổi trung bình 60,65 ± 11,14 năm. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến xơ gan là rượu chiếm 55,40%; tiếp đó đến nguyên nhân bị viêm gan B chiếm 28,06%. Dấu hiệu lâm sàng điển hình như vàng da, vàng mắt chiếm 91,36%, chướng bụng 81,29%, xuất huyết tiêu hóa 76,25%. Xơ gan nhập viện theo phân loại của Child-Pugh ở mức độ B (trung bình) chiếm tỷ lệ cao nhất 52,52%. Đa số bệnh nhân ăn kết hợp giữa đường miệng và sonde dạ dày chiếm 99,28% và 84,89% bệnh nhân không thấy bất thường ăn uống. 100% bệnh nhân được theo dõi truyền máu; quá trình theo dõi chất nôn, phân hàng ngày chiếm 92,45%. Hoạt động chăm sóc, theo dõi cơ bản chiếm tỷ lệ lớn nhất là thực hiện, theo dõi dịch và các thuốc theo y lệnh 97,12%; theo dõi vị trí chích kim 96,40%; hoạt động thực hiện các xét nghiệm 82,73%. Kết luận: Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng xơ gan mất bù cao, quá trình chăm sóc dinh dưỡng giúp nâng cao thể trạng tốt, hoạt động chăm sóc chung đúng chiếm tỷ lệ 89,93%.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thanh Liêm (2013) Khảo sát thực hành dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân xơ gan tại Khoa Nội tiêu hóa-Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ. Tạp chí Y học thực hành, 899(13), tr. 28-31.
2. Dương Văn Long (2013) Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và huyết học trên bệnh nhân xơ gan tại Bệnh viện đa khoa Xanh - Pôn năm 2011 – 2012. Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 38.
3. Nguyễn Phương Nhung (2020) Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân xơ gan điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng, Trường Đại học Thăng Long.
4. Nguyễn Chiến Thắng (2016) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân xơ gan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2014. Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 35-58.
5. WHO (2008) Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi. Viện Sức khỏe tâm thần Trung ương.
6. Plauth M (2019) Nutrition in liver cirrhosis: Clinical practice recommendations. Dtsch Med Wochenschr 144(18): 1267-1274.
7. de Franchis R, Bosch J, Garcia-Tsao G, Reiberger T, Ripoll C; Baveno VII Faculty (2022) Baveno VII - Renewing consensus in portal hypertension. J Hepatol 76(4): 959-974.
8. Schulz KH, Kroencke S, Ewers H et al (2008) The factorial structure of the Chronic Liver Disease Questionnaire (CLDQ). Qual Life Res 17(4): 575-84.
9. Smith A, Baumgartner K, Bositis C (2019) Cirrhosis: diagnosis and management. Am Fam Physician 100(12): 759-770.