Bất thường Taussig-Bing kèm theo tổn thương quai và eo động mạch chủ: Kết quả trung hạn phẫu thuật sửa toàn bộ tại Bệnh viện Nhi Trung ương

  • Nguyễn Lý Thịnh Trường Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Trần Quang Vịnh Bệnh viện Nhi Trung ương

Main Article Content

Keywords

Phẫu thuật chuyển vị động mạch, bất thường tim Taussig-Bing, thất phải hai đường ra, hẹp eo động mạch chủ, thiểu sản quai động mạch chủ, gián đoạn quai động mạch chủ, sửa toàn bộ

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật sửa toàn bộ bất thường tim Taussig-Bing kèm theo tổn thương quai và/hoặc eo động mạch chủ tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả được tiến hành trên các bệnh nhân được phẫu thuật sửa toàn bộ bất thường Taussig-Bing kèm theo tổn thương quai và/hoặc eo động mạch chủ từ năm 2010 đến 2018 tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: Có tổng số 36 bệnh nhân phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình và cân nặng trung bình tại thời điểm phẫu thuật lần lượt là 63 ± 55 (7 - 237) ngày và 3,8 ± 0,9 (2,5 - 6,3) kg. 35 bệnh nhân (97%) có tổn thương hẹp eo hoặc thiểu sản quai động mạch chủ kèm theo được phẫu thuật sửa toàn bộ bao gồm phẫu thuật chuyển vị động mạch và phẫu thuật tạo hình quai và eo động mạch chủ trong cùng một cuộc mổ qua 1 đường mổ giữa xương ức và 1 bệnh nhân được phẫu thuật tạm thời sửa eo động mạch chủ qua đường ngực trái, sau đó 2 tuần được phẫu thuật chuyển vị động mạch. Thời gian cặp chủ trung bình là 172 ± 27 (132 - 272) phút và thời gian tưới máu não chọn lọc khi sửa quai trung bình là 34 ± 13 (17 - 65) phút. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 28 ± 52 (13 - 321) ngày. 7 bệnh nhân tử vong sớm sau mổ trong thời gian nằm viện và không có bệnh nhân tử vong muộn cho tới thời điểm theo dõi cuối cùng. 2 bệnh nhân cần mổ lại sau phẫu thuật do hẹp đường ra thất phải. Tỷ lệ sống sau mổ đạt 80,6% và tỷ lệ sống không cần phải can thiệp lại hoặc mổ lại đạt 90% với thời gian theo dõi trung bình sau mổ 34,2 ± 33,4 (1 - 107) tháng. Kết luận: Phẫu thuật chuyển vị động mạch, đóng lỗ thông liên thất và sửa quai động mạch chủ kèm theo trong phẫu thuật sửa chữa toàn bộ bất thường tim Taussig - Bing kèm theo tổn thương quai động mạch chủ tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho kết quả tốt. Hoàn thiện kỹ thuật mổ và hồi sức góp phần nâng cao chất lượng điều trị nhóm bệnh nhân phức tạp này.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Konstantinov IE (2009) Taussig-Bing anomaly: From original description to the current era. Tex Heart Inst J 36(6): 580-585.
2. Walters HL, Mavroudis C, Tchervenkov CI et al (2000) Congenital heart surgery nomenclature and database project: Double outlet right ventricle. Ann Thorac Surg 69(3): 249-263.
3. Soszyn N, Fricke TA, Wheaton GR et al (2011) Outcomes of the arterial switch operation in patients with Taussig-Bing Anomaly. Ann Thorac Surg 92(2): 673-679.
4. Alsoufi B, Cai S, Williams WG et al (2008) Improved results with single-stage total correction of Taussig-Bing anomaly. Eur J Cardiothorac Surg 33(2): 244-250.
5. Wetter J, Sinzobahamvya N, Blaschczok HC et al (2004) Results of arterial switch operation for primary total correction of the Taussig-Bing anomaly. Ann Thorac Surg 77(1): 41-46.
6. Luo K, Zheng J, Wang S et al (2017) Single-stage correction for Taussig-Bing anomaly associated with aortic arch obstruction. Pediatr Cardiol 38(8): 1548-1555.
7. Comas J, Mignosa C, Cochrane A et al (1996) Taussig-Bing anomaly and arterial switch: Aortic arch obstruction does not influence outcome. Eur J Cardiothorac Surg 10(12): 1114-1119.
8. Masuda M, Kado H, Shiokawa Y et al (1999) Clinical results of arterial switch operation for double-outlet right ventricle with subpulmonary VSD. Eur J Cardiothorac Surg 15(3): 283-288.
9. Bokenkamp R, Aguilar E, van der Palen RLF et al (2016) Reoperation for right ventricular outflow tract obstruction after arterial switch operation for transposition of the great arteries and aortic arch obstruction. Eur J Cardiothorac Surg 49(5): 91-96.