Hiệu quả điều trị co thắt tâm vị bằng nong bóng thực quản tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị co thắt tâm vị bằng nong bóng thực quản tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp theo dõi dọc thực hiện trên 75 bệnh nhân được chẩn đoán co thắt tâm vị chỉ định nong thực quản tại tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2019. Kết quả: Điểm triệu chứng và tần suất nuốt khó và trào ngược sau nong giảm có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp. Những điểm số này giảm mạnh ở thời điểm sau 1 tháng, sau đó tăng dần trở lại. Hầu hết bệnh nhân tăng cân sau nong, đặc biệt sau từ 3 tháng. Điểm Eckardt trung bình trước nong là 5,4 ± 1,5 điểm. Sau nong 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng lần lượt là 1,0 ± 1,2, 1,7 ± 1,3, 2,0 ± 1,2 và 2,5 ± 1,3 điểm, thấp hơn đáng kể so với trước khi thực hiện thủ thuật nong bóng (p<0,01). Tỷ lệ điều trị thành công sau can thiệp 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng tương ứng là 94,7% và 93,3%, 89,3% và 81,3%. Kết luận: Nong bóng thực quản ở bệnh nhân co thắt tâm vị làm giảm mức độ và tần suất các triệu chứng lâm sàng và điểm Eckardt. Tuy các triệu chứng bệnh có xu hướng tái phát theo thời gian. Tỷ lệ thành công cao hơn so với các nghiên cứu khác gợi ý việc khuyến nghị áp dụng phương pháp điều trị này rộng rãi.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Hulselmans M, Vanuytsel T, Degreef T et al (2010) Long-term outcome of pneumatic dilation in the treatment of achalasia. Clin Gastroenterol Hepatol 8(1): 30-35.
3. Nguyễn Lâm Tùng và Dương Minh Thắng (2014) Kết quả bước đầu điều trị bệnh co thắt tâm vị bằng phương pháp nong bóng qua nội soi không sử dụng màn huỳnh quang tăng sáng. Khoa học Tiêu hóa Việt Nam 34(9): 2191-2195.
4. Trần Xuân Hưng (2014) Ứng dụng bảng điểm Eckardt đánh giá hiệu quả điều trị co thắt tâm vị bằng phương pháp nong bóng. Nội khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. Andreevski V, Nojkov B, Krstevski M et al (2013) Short and medium-term therapeutic effects of pneumatic dilatation for achalasia: A 15-year tertiary centre experience. Pril (Makedon Akad Nauk Umet Odd Med Nauki) 34(2): 15-22.
6. Bravi I, Nicita MT, Duca P et al (2010) A pneumatic dilation strategy in achalasia: Prospective outcome and effects on oesophageal motor function in the long term. Aliment Pharmacol Ther 31(6): 658-665.
7. Ghoshal UC, Kumar S, Saraswat VA et al (2004) Long-term follow-up after pneumatic dilation for achalasia cardia: Factors associated with treatment failure and recurrence. Am J Gastroenterol, 2004, 99(12): 2304-2310.
8. Vaezi MF, Pandolfino JE and Vela MF (2013) ACG clinical guideline: Diagnosis and management of achalasia. Am J Gastroenterol 108(8): 1238-1249, quiz 1250.