Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và cắt lớp vi tính ngực ở 44 trường hợp viêm phổi do tụ cầu vàng điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương

  • Cung Văn Công Bệnh viện Phổi Trung ương
  • Bùi Đức Anh Tuấn Trường Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Staphylococcus aureus, S. aureus pneumonia, Computed tomography

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và cắt lớp vi tính ngực của các ca bệnh viêm phổi do Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) có dấu hiệu lâm sàng, được chẩn đoán xác định bằng bằng các kỹ thuật cận lâm sàng. Đối tượng và phương pháp: 44 bệnh nhân được chẩn đoán xác định viêm phổi do Staphylococcus aureus bằng phương pháp nuôi cấy phân lập định danh: Máu, đờm, dịch rửa phế quản, dịch màng phổi cho kết quả S. aureus (+). Phương pháp: Hồi cứu, mô tả, cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình 56,27 ± 19,5 năm; Nam/nữ = 2,4/1, ho khan 9,1%, ho đờm 77,3%; ho ra máu 22,7%; khó thở 72,78%; sốt (> 39 độ C) 68,2%; đau ngực 36,4%, trung bình: Bạch cầu: 15,31 ± 8,29G/L; hồng cầu 3,97 ± 0,79T/L; tiểu cầu 277,96 ± 8,29G/L, CRP 125,39 ± 86,19mg/l, PCT 47,58 ± 119,46ng/l. Cấy đờm (+) với S. aureus: Lần thứ nhất 61,4%; lần thứ hai 29,5%, lần thứ ba 47,7%. Cấy máu 1 mẫu (+) 40,9%; cấy máu 2 mẫu (+) 13,6%, cấy dịch rửa phế quản (+) với S. aureus 31,8%, cấy dịch màng phổi với S. aureus 25,0%. Kết quả chụp cắt lớp vi tính: Đông đặc 72,7%, nốt lớn ≥ 3mm 45,5%, nốt nhỏ < 3mm 20,5%, hang/nhiều hang 18,2%, kén phổi 9,1%; tràn dịch màng phổi 22,7%, tràn khí màng phổi 2,3%, dày màng phổi 22,7%; giãn phế quản 47,7%, huyết khối ĐMP 4,5%, giãn phế nang 11,4%, hạch lớn trung thất 4,5% và tổn thương cả hai bên phổi 63,6%. Kết luận: Viêm phổi do Staphylococcus aureus thể hiện đa dạng các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính; Các đặc điểm có tần suất xuất hiện cao có vai trò quan trọng trong định hướng, hỗ trợ chẩn đoán viêm phổi do S. aureus.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Webb WR, Muller NL, Naidich DP (2015) Hight-resolution CT of the lung. Wolter Kluwer 5: 429-472.
2. Webb RW and Charles BH (2017) Thoracic Imaging: Pulmonary and cardiovascular radilogy. Wolters Kluwer 3: 417-425.
3. Bộ Y tế (2020) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn. Thông tư Bộ Y tế.
4. Bộ Y tế (2018) Niên giám Thống kê Y tế năm 2018. Nhà xuất bản Y học.
5. Lê Bật Tân (2018) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang phổi và vi khuẩn gây bệnh của viêm phổi bệnh viện ở người lớn điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Lê Thị Kim Chung (2017) Nghiên cứu viêm phổi mắc phải trong bệnh viện ở người lớn tuổi. Luận văn Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
7. Self WH, Wunderink RG, Williams DJ, Zhu Y, Anderson EJ, Balk RA, Fakhran SS, Chappell JD, Casimir G, Courtney DM, Trabue C, Waterer GW, Bramley A, Magill S, Jain S, Edwards KM, Grijalva CG (2016) Staphylococcus aureus community acquired pneumonia: Prevalence, clinical characteristics and outcomes. Clin Infect Dis 63(3): 300-309. doi: 10.1093/cid/ciw300. PMID: 27161775.
8. Santos JW, Nascimento DZ, Guerra VA, Rigo Vda S, Michel GT, Dalcin TC (2018) Community-acquired staphylococcal pneumonia. J Bras Pneumol 34(9): 683-689. PMID: 18982205.
9. Sopena N, Heras E, Casas I, Bechini J, Guasch I, Pedro-Botet ML, Roure S, Sabrià M (2014) Risk factors for hospitalacquired pneumonia outs de the intensive care unit: A case-control study. Am J Infect Control 42(1): 38-42. Doi 10.1016/j.ajic.2013. 06.021. PMID: 24199911.
10. Nguyen ET, Kanne JP, Hoang LM, Reynolds S, Dhingra V, Bryce E, Müller NL (2008) Community-acquired methicillin-resistant Staphylococcus aureus pneumonia: Radiographic and computed tomography findings. J Thorac Imaging 23(1): 13-19. doi: 10.1097/RTI.0b013e318149e698. PMID: 18347514.
11. Tomita Y, Kawano O, Ichiyasu H, Fukushima T, Fukuda K, Sugimoto M, Kohrogi H (2008) Two cases of severe necrotizing pneumonia caused by community-acquired methicillin-resistant Staphylococcus aureus. Nihon Kokyuki Gakkai Zasshi 46(5): 395-403. PMID: 18517017.
12. Erdem G, Bergert L, Len K, Melish M, Kon K, DiMauro R (2010) Radiological findings of community-acquired methicillin-resistant and methicillin-susceptible Staphylococcus aureus pediatric pneumonia in Hawaii. Pediatr Radiol 40(11): 1768-1773. doi: 10.1007/s00247-010-1680-0. 14.PMID: 20467734
13. Michalopoulos A, Falagas ME (2006) Multi-systemic methicillin resistant Staphylococcus aureus (MRSA) community-acquired infection. Med Sci Monit. 12(5): 39-43. PMID: 16641881.
14. Miyazaki T, Yanagihara K, Kakeya H, Izumikawa K, Mukae H, Shindo Y, Yamamoto Y, Tateda K, Tomono K, Ishida T, Hasegawa Y, Niki Y, Watanabe A, Soma K, Kohno S (2020) Daily practice and prognostic factors for pneumonia caused by methicillin-resistant Staphylococcus aureus in Japan: A multicenter prospective observational cohort study. J Infect Chemother 26(2): 242-251. doi: 10.1016/j.jiac.2019.08.018. Epub 2019 Sep 28. PMID: 31575499
15. Wunderink RG, Niederman MS, Kollef MH, et al (2012) Linezolid in methicillin-resistant Staphylococcus aureus nosocomial pneumonia: A
randomized, controlled study. Clin Infect Dis 54(5): 621-629. doi:10.1093/cid/cir895. PMID: 22247123.