Mối liên quan giữa độ mô học theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2016 với một số đặc điểm giải phẫu bệnh khác trong ung thư biểu mô tế bào sáng của thận

  • Nguyễn Văn Phú Thắng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Ngọc Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Thị Minh Hạnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Duy Hoàng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Thanh Xuân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Quang Thi Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ung thư biểu mô tế bào sáng của thận, đặc điểm mô bệnh học, độ mô học

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm mô bệnh học và đánh giá mối liên quan giữa độ mô học theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2016 với một số đặc điểm giải phẫu bệnh khác trong ung thư biểu mô tế bào sáng của thận. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 98 bệnh nhân được phẫu thuật và chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào sáng của thận tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 01/2015 đến 05/2021. Kết quả và kết luận: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 56,26 ± 12,25 tuổi; tỷ lệ nam: nữ là 2,1:1. Kích thước u trung bình 5,2 ± 2,1cm. Tỷ lệ u có hoại tử, xâm lấn mô mỡ quanh thận, xâm lấn vỏ bao thận và xâm nhập mạch lần lượt là 29,6%, 16,3%, 36,7% và 15,3%. Độ mô học 2 có tỷ lệ cao nhất (49%). Đặc điểm kích thước u lớn, hoại tử u, xâm lấn mô mỡ quanh thận, xâm lấn vỏ bao thận và xâm nhập mạch phân bố ưu thế ở độ mô học cao, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bùi Thị Thanh Tâm, Nguyễn Ngọc Minh Tâm, Ngô quốc Đạt (2020) Áp dụng phân độ mô học WHO 2016 trong carcinoma tế bào sáng ở thận. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 497, số đặc biệt, tr. 303-315.
2. Dagher J, Delahunt B, Rioux-Leclercq N et al (2017) Clear cell renal cell carcinoma: Validation of World Health Organization/International Society of Urological Pathology grading. Histopathology. 71(6): 918-925.
3. Delahunt B, Eble JN, Egevad L, Samaratunga H. (2019) Grading of renal cell carcinoma. Histopathology 74(1): 4-17.
4. Delahunt B, McKenney JK, Lohse CM et al (2013) A novel grading system for clear cell renal cell carcinoma incorporating tumor necrosis. Am J Surg Pathol 37(3): 311-222.
5. Guo S, Yao K, He X et al (2019) Prognostic significance of laterality in renal cell carcinoma: A population-based study from the surveillance, epidemiology, and end results (SEER) database. Cancer Med 8(12): 5629-5637.
6. Holger Moch, Peter A Humphrey, Thomas M Ulbright, Victor E Reuter (2016) WHO classification of tumours of the urinary system and male genital Organs, 4th ad. International Agency for Research on Cancer, Lyon.
7. Huang H, Pan XW, Huang Y et al (2015) Microvascular invasion as a prognostic indicator in renal cell carcinoma: A systematic review and meta-analysis. International journal of clinical and experimental medicine 8(7): 10779-10792.
8. Lam JS, Shvarts O, Said JW et al (2005) Clinicopathologic and molecular correlations of necrosis in the primary tumor of patients with renal cell carcinoma. Cancer103(12): 2517-2525.
9. Lang H, Lindner V, Saussine C et al (2000) Microscopic venous invasion: A prognostic factor in renal cell carcinoma. Eur Urol 38(5): 600-605.
10. Jeong IG, Jeong CW, Hong SK et al (2006) Prognostic implication of capsular invasion without perinephric fat infiltration in localized renal cell carcinoma. Urology 67(4): 709-712.
11. Taneja K, Williamson SR (2018) Updates in Pathologic Staging and Histologic Grading of Renal Cell Carcinoma. Surg Pathol Clin 11(4): 797-812.
12. Turun S, Banghua L, Zheng S & Wei Q (2011) Is tumor size a reliable predictor of histopathological characteristics of renal cell carcinoma? Urology annals 4(1): 24-28.