Đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh viêm tụy cấp tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • An Thị Hồng Vân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Vân Trường Đại học Thăng Long
  • Lưu Hà Thanh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Viêm tụy cấp, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, điều dưỡng chăm sóc

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh viêm tụy cấp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang tiến hành trên 180 bệnh nhân chẩn đoán viêm tụy cấp và được điều trị tại Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 10/2020 đến tháng 7/2021. Kết quả: Nguyên nhân viêm tụy cấp nhiều nhất do liên quan đến rượu, bia chiếm 41,67%. Một số chỉ số theo thang điểm Ranson được đánh giá lại sau 48 giờ nhập viện đều giảm. Viêm tụy cấp có tổn thương tụy trên CT theo đánh giá của Balthazar ở các mức B, C, D trong đó mức B chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 22,78%; không có bệnh nhân nào tổn thương ở mức E. 89,44% ở thể bệnh viêm tụy cấp nhẹ. Hoại tử 1/3 tụy chiếm 10,56%, biến chứng không rõ chiếm 26,11%. Thời gian điều trị trung bình là 7,17 ± 4,45 ngày; biến chứng gặp: 4,44%. 100% bệnh nhân được theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp. Hoạt động chăm sóc, theo dõi cơ bản chiếm tỷ lệ lớn nhất là phát thuốc, cấp thuốc theo y lệnh 100%; Trong các nội dung tư vấn, giáo dục sức khỏe, hướng dẫn dùng thuốc và tuân thủ điều trị, tái khám chiếm tỷ lệ cao nhất 100%, thấp nhất là nội dung tư vấn về tình trạng bệnh, chăm sóc tâm lý, trấn an người bệnh chiếm 73,89%. Kết luận: Uống rượu, bia thường xuyên là một trong những nguyên nhân gây viêm tụy cấp. Một số triệu chứng thường gặp của viêm tụy cấp: Đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn và nôn. 100% bệnh nhân được theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, phổ biến nội quy vào viện, hướng dẫn sử dụng thuốc, tuân thủ trong điều trị và tái khám.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Haney JC, Pappas TN (2007) Necrotizing pancreatitis: Diagnosis and management. Surg Clin North Am 87(6): 1431-1446.
2. Yadav D, Pitchumoni CS (2003) Issues in hyperlipidemic pancreatitis. J Clin Gastroenterol 36(1): 54-62.
3. Đào Xuân Cơ (2012) Nghiên cứu giá trị của áp lực ổ bụng trong phân loại mức độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp. Luận án Tiến sĩ y học, Viện nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108.
4. Vũ Đức Định (2012) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số chỉ số cận lâm sàng và hiệu quả điều trị của liệu pháp lọc máu liên tục ở bệnh nhân viêm tụy cấp nặng. Luận án Tiến sỹ y học, Học viện Quân Y.
5. Đặng Kiều Oanh (2019) Đánh giá thực hành chăm sóc người bệnh viêm tụy cấp của điều dưỡng tại Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Thăng Long, Hà Nội.
6. Trần Công Hoan (2008) Nghiên cứu giá trị của siêu âm, chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán và tiên lượng VTC. Luận án tiến sĩ Y học Đại học Y Hà Nội.
7. Hoàng Đức Chuyên (2012) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm tụy cấp tăng triglyceride. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Topazian M, Pandol SJ (2009) Acute pancreatitis, In: Yamada T, Alpers D.H, Kalloo A.N editors. Textbook of Gastroenterology, 5th, New Jersey, Wiley- Blackwell: 1761-1804.
9. Nguyễn Quang Hải (2011) Đánh giá hiệu quả của dẫn lưu ổ bụng kết hợp với lọc máu liên tục trong điều trị viêm tụy cấp nặng tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Hồi sức cấp cứu, Trường Đại học Y Hà Nội.
10. Bùi Thị Thu Hường (2015) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh viêm tụy cấp ở trẻ từ 12 - 16 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
11. Johnstone C (2018) Pathophysiology and nursing management of acute pancreatitis. Gastrointestinal care 33(4): 75-82.