So sánh tác dụng bảo vệ cơ tim của sevoflurane với propofol trong phẫu thuật tim với tuần hoàn ngoài cơ thể
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: So sánh tác dụng bảo vệ cơ tim của sevoflurane sử dụng liên tục trong suốt quá trình gây mê với gây mê tĩnh mạch propofol toàn bộ ở bệnh nhân phẫu thuật tim với tuần hoàn ngoài cơ thể. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng, ngẫu nhiên, mù đơn, có so sánh. 56 bệnh nhân phẫu thuật tim với tuần hoàn ngoài cơ thể được chia thành hai nhóm ngẫu nhiên, mỗi nhóm 28 bệnh nhân. Nhóm S được gây mê bằng sevoflurane, nhóm P được gây mê tĩnh mạch toàn bộ (TIVA) với propofol. Kết quả: Nhóm S có tỷ lệ bệnh nhân phải sử dụng máy tạo nhịp sau thả kẹp động mạch chủ, thời gian tim đập lại sau tháo kẹp động mạch chủ, CK-MB huyết tương sau phẫu thuật 6 giờ, 24 giờ và 48 giờ, troponin T huyết tương sau phẫu thuật 24 giờ, tỷ lệ sử dụng dobutamin trong và sau phẫu thuật lần lượt là 25,0%, 83,2 ± 75,4 giây; 55,8 ± 30,6ng/ml; 26,8 ± 16,8ng/ml và 6,5 ± 3,4ng/ml; 0,88 ± 0,89ng/ml; 32,1% thấp hơn nhóm P tương ứng là 53,6%; 153,1 ± 127,7 giây; 74,2 ± 35,0ng/ml; 42,1 ± 28,3ng/ml và 9,9 ± 6,4ng/ml; 1,54 ± 1,35ng/ml; 71,4% có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức, thời gian nằm viện, tỷ lệ biến chứng và tử vong không khác biệt giữa hai nhóm. Kết luận: Sevoflurane sử dụng liên tục trong gây mê cho phẫu thuật tim với tuần hoàn ngoài cơ thể có tác dụng làm giảm tỷ lệ sử dụng máy tạo nhịp và thời gian tim đập lại sau thả kẹp động mạch chủ, làm giảm tổn thương cơ tim và nhu cầu trợ tim trong và sau mổ so với propofol trong gây mê tĩnh mạch toàn bộ.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Bignami E, Landoni G, Gerli C et al (2012) Sevoflurane vs. propofol in patients with coronary disease undergoing mitral surgery: A randomised study. Acta Anaesthesiol Scand 56: 482-490.
3. Cromheecke S, Pepermans V, Hendrickx E et al (2006) Cardioprotective properties of sevoflurane in patients undergoing aortic valve replacement with cardiopulmonary bypass. Anesth Analg 103(2): 289-296.
4. Jovic M, Stancic A, Nenadic D et al (2012) Mitochondrial molecular basis of sevoflurane and propofol cardioprotection in patients undergoing aortic valve replacement with cardiopulmonary bypass. Cell Physiol Biochem 29(1-2): 131-142.
5. Yang XL, Wang D, Zhang GY et al (2017) Comparison of the myocardial protective effect of sevoflurane versus propofol in patients undergoing heart valve replacement surgery with cardiopulmonary bypass. BMC Anesthesiol 17(1): 1-7.