Đánh giá bước đầu hiệu quả cải thiện oxy hóa máu của phương pháp thông khí cơ học tư thế nằm sấp ở bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển

  • Nguyễn Hồng Tốt Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Đức Nhật Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Anh Đức Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Nga Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đậu Xuân Thành Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phan Minh Tâm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Trương Tuyết Minh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hoàng Thị Bích Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Mai Minh Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Quang Hưng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Đăng Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Huyền Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

ARDS, thông khí cơ học, nằm sấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá bước đầu hiệu quả cải thiện oxy hóa máu của phương pháp thông khí cơ học tư thế nằm sấp ở bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: 18 bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển mức độ trung bình hoặc nặng (PaO2/FiO2 < 150mmHg với PEEP ≥ 5cmH2O, FiO2 ≥ 60%) điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện TWQĐ 108 từ tháng 02/2020 đến tháng 09/2021 được chỉ định thông khí cơ học tư thế nằm sấp. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có cải thiện oxy máu là 83,3%. SpO2, PaO2 cải thiện rõ rệt sau khi nằm sấp 1 giờ và trong suốt thời gian nằm sấp, có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ PaO2/FiO2 tăng lên ngay sau bệnh nhân nằm sấp 1 giờ và tiếp tục cải thiện trong các giờ tiếp theo. Khi bệnh nhân nằm ngửa trở lại 4 giờ thì tỷ lệ PaO2/FiO2 có giảm đi so với khi nằm sấp nhưng vẫn cao hơn so với trước khi nằm sấp, với p<0,001. Kết luận: Thông khí cơ học tư thế nằm sấp giúp cải thiện oxy hóa máu ở bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Đỗ Minh Dương (2016) Nghiên cứu sự thay đổi oxy hóa máu và cơ học phổi bằng phương pháp thông khí nằm sấp ở bệnh nhân suy hô hấp tiến triển. Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
2. Kolleft M, Isakow W (2012) Tổn thương phổi cấp và hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển. Hồi sức cấp cứu tiếp cận theo các phác đồ (Nguyễn Đạt Anh, Trần Quốc Tuấn dịch), Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tr. 85-98.
3. Gattinoni L, Tognoni G, Pesenti A, et al (2001). Effect of prone positioning on the survival of patients with acute respiratory failure. N Engl J Med 345(8): 568-573.
4. Laurent Papazian et al (2019) Formal guidelines: management of acute respiratory distress syndrome. Annals of Intensive Care 9: 69.
5. World Health Organization (2020) Clinical care for severe acute respiratory infection: Toolkit. COVID-19 adaptation. (WHO 2019-nCoV/ SARI-toolkit/ 2020.1).
6. Ranieri VM, Rubenfeld GD, Thompson BT et al (2012) Acute respiratory distress syndrome: The Berlin Definition. JAMA 307(23): 2526-2533.
7. Guerin C, Gaillard S, Lemasson S et al (2004) Effects of systematic prone positioning in hypoxemic acute respiratory failure: A randomized controlled trial. JAMA 292(19): 2379-2387.
8. Lê Đức Nhân (2012) Nghiên cứu hiệu quả của chiến lược mở phổi và chiến lược ARDS netwwork trong thông khí nhân tạo bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển. Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
9. Pelosi P, Brazzi L, Gattinoni L (2002) Prone position in acute respiratory distress syndrome. Eur Respir J 20 (4): 1017-1028.
10. Pappert D, Rossaint R, Slama K et al (1994) Influence of positioning on ventilation-perfusion relationships in severe adult respiratory distress syndrome. Chest 106 (5): 1511-1516.