Nghiên cứu mối liên quan giữa hồi phục thần kinh với đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính và kết quả tái thông sau can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp do tắc động mạch thân nền

  • Lê Xuân Dương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Công Thành Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Trọng Tuyển Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Duy Minh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Các yếu tố dự đoán, tắc động mạch thân nền, dụng cụ cơ học

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa hồi phục thần kinh với một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính và kết quả tái thông sau can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học (DCCH) ở bệnh nhân đột quị thiếu máu não (TMN) cấp do tắc động mạch thân nền. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả 49 bệnh nhân đột quỵ TMN cấp do tắc động mạch thân nền trong vòng 24 giờ từ khi khởi phát được lấy huyết khối bằng DCCH. Một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính, các mốc thời gian, kết quả điều trị và các biến chứng được ghi nhận và đưa vào phân tích. Kết quả: Tái thông tốt (mTICI 2b, 3) 100%; Tỷ lệ hồi phục thần kinh tốt (điểm mRS ≤ 2) sau 90 ngày là 44,9%; Tử vong (điểm mRS = 6) là 34,7%. Các yếu tố liên quan đến kết quả phục hồi thần kinh sau 90 ngày là: Rung nhĩ [OR 0,197, 95% CI (0,003 – 0,95), p=0,016]; Điểm Glasgow nhập viện > 8 điểm [OR 0,125, 95% CI (0,02 - 0,64), p<0,01]; Điểm NIHSS khi nhập viện ≥ 15 [OR 4,40, 95% CI (1,22 - 15,84), p=0,032]; thở máy [OR 6,67, 95% CI (1,54 - 28,8), p<0,01]; Chảy máu não có triệu chứng sau can thiệp [OR 2,7, 95% CI (1,65 - 4,41), p = 0,015]. Chảy máu não có triệu chứng sau can thiệp là yếu tố tiên lượng độc lập của tỉ lệ tử vong trong vòng 90 ngày [OR = 0,053, 95% CI (0,005 - 0,53), p=0,018]. Kết luận: Lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp do tắc động mạch thân nền trong 24 giờ có hiệu quả tái thông tốt cao, tỉ lệ tử vong là 34,7%. Rung nhĩ, không phải thở máy, điểm NIHSS thấp và điểm Glasgow cao lúc nhập viện và không có chảy máu não có triệu chứng sau can thiệp là những yếu tố tiên lượng tốt của hồi phục thần kinh

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Gory B, Eldesouky I, Sivan-Hoffmann R et al (2015) Outcomes of stent retriever thrombectomy in basilar artery occlusion: An observational study and systematic review. Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry 87(5): 520-525.
2. Powers WJ, Derdeyn CP, Biller J et al (2019) Guidelines for the early management of patients with acute ischemic stroke: 2019 update to the 2018 for the early management of patients with acute ischemic stroke. A guideline for healthcare professionals from the American Heart Associaton/American stroke associaton. Stroke 50: 344-418.
3. Lindsberg PJ, Pekkola J, Strbian D et al (2015) Time window for recanalization in basilar artery occlusion: Speculative synthesis. Neurology 85: 1806-1815.
4. Mori E, Minematsu K, Nakagawara J et al (2010) Effects of 0.6 mg/kg intravenous alteplase on vascular and clinical outcomes in middle cerebral artery occlusion: Japan Alteplase Clinical Trial II (J-ACT II). Stroke 41(3): 461-465.
5. Hacke W, Kaste M, Fieschi C et al (1998) Randomised double-blind placebo-controlled trial of thrombolytic therapy with intravenous alteplase in acute ischaemic stroke (ECASS II). Second European-australasian acute stroke study investigators. Lancet 352(9136): 1245-1251.
6. Phan K, Phan S, Huo YR et al (2015) Outcomes of endovascular treatment of basilar artery occlusion in the stent retriever era: A systematic review and meta-analysis. Journal of NeuroInterventional Surgery 8(11): 1107-1115.
7. Nagel S, Kellert L, Möhlenbruch M et al (2013) Improved clinical outcome after acute basilar artery occlusion since the introduction of endovascular thrombectomy devices. Cerebrovascular Diseases 36(5-6): 394-400.
8. Baek JM, Yoon W, Kim SK et al (2014) Acute Basilar artery occlusion: Outcome of mechanical thrombectomy with solitaire stent within 8 hours of stroke onset. American Journal of Neuroradiology 35(5): 989-993.
9. Ravidren J, Pérez MA, Hellstern V et al (2019) Predictors of outcome after endovascular thrombectomy in acute basilar artery occlusion and the 6hr time window to recanalization. Frontier in Neurology 10: 923.
10. Puetz V, Khomenko A, Hill MD et al (2011) Extent of hypoattenuation on CT angiography source images in basilar artery occlusion: Prognostic value in the Basilar Artery International Cooperation Study. Stroke 42(12): 3454-3459.
11. Mohlenbruch M, Stampfl S, Behrens L et al (2013) Mechanical thrombectomy with stent retrievers in acute basilar artery occlusion. American Journal of Neuroradiology 35(5): 959-964.
12. Goldmakher GV, Camargo EC, Furie KL et al (2009) Hyperdense basilar artery sign on unenhanced CT predicts thrombus and outcome in acute posterior circulation stroke. Stroke 40: 134-139