Đánh giá kết quả lâm sàng ngắn hạn của bệnh nhân hẹp 3 thân động mạch vành mạn tính được can thiệp qua da

  • Hồ Minh Tuấn Bệnh viện F-V
  • Phạm Thái Giang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Điện Biên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Bệnh ba thân động mạch vành, yếu tố nguy cơ mạch vành, điểm Syntax, can thiệp mạch vành qua da, phân xuất tống máu thất trái

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân hẹp ba thân động mạch vành mạn tính có điểm Syntax ≤ 22 bằng can thiệp qua da sau 12 tháng. Đối tượng và phương pháp: 177 bệnh nhân hẹp 3 thân ĐMV có điểm Syntax ≤ 22 được can thiệp qua da và điều trị tại Bệnh viện Tim Tâm Đức, từ tháng 01/2017 đến tháng 07/2020. Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện, đánh giá kết quả sau 12 tháng. Kết quả: Tỷ lệ mỗi thân ĐMV tổn thương ở LM là 14,8%, LAD là 98,9%, LCX là 99,4% và RCA 100%. Điểm Syntax là 15,84 ± 3,85 với khoảng điểm từ 7 đến 22. Không có sự khác biệt giữa nhóm tưới máu hoàn toàn và không hoàn toàn về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng. Tỷ lệ thành công thủ thuật PCI là 96,6%. Tỷ lệ hết đau ngực hoặc về CCS ≤ 1 đạt 98,3% so với 100% có đau ngực trước can thiệp. Tỷ lệ có biến đổi ECG trước can thiệp là 19,2% giảm còn 1,7% sau can thiệp. Sau 12 tháng can thiệp, tỷ lệ biến đổi về CSS ≤ I là 93,2%, tỷ lệ biến đổi về CCS 0 là 89,3%, tỷ lệ có biến đổi ECG là 10,2% so với 19,2% trước can thiệp, tỷ lệ LDL giảm ³ 50% là 49,2% so với 0%, tỷ lệ LDL-C ≤ 1,4mmol/L là 20,3% so với 4,0%, trung bình LVEF (%) Simpson sau 12 tháng can thiệp cũng có thay đổi là 68,06 (±11,69) so với 60,34 (±11,75) và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 trước và sau can thiệp. Tỷ lệ biến cố tim mạch gộp sau 12 tháng của toàn bộ mẫu nghiên cứu là 10,7%, ở nhóm tái tưới máu hoàn toàn là 2,4% thấp hơn so với tái tưới máu không hoàn toàn là 13,3%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: Kết quả sau PCI: Tỷ lệ thành công thủ thuật cao. Không có sự khác biệt về tỷ lệ thành công thủ thuật PCI giữa 2 nhóm tái tưới máu. Tỷ lệ hết đau ngực hoặc về CCS ≤ 1 đạt cao. Tỷ lệ có biến đổi ECG giảm so với trước PCI. Kết quả sau 12 tháng: Tỷ lệ biến đổi về CSS ≤ I và CCS 0 cao, tỷ lệ có biến đổi ECG thấp, trung bình LVEF (%) Simpson sau 12 tháng can thiệp cải thiện tốt hơn ở nhóm tái tưới máu hoàn toàn. Tỷ lệ biến cố tim mạch gộp sau 12 tháng chung thấp, trong đó nhóm tái tưới máu hoàn toàn thấp hơn so với tái tưới máu không hoàn toàn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Vũ Điện Biên, Phạm Nguyên Sơn, Phạm Thái Giang và cộng sự (2017) Giáo trình nội tim mạch Tập III. Nhà Xuất bản Y học, tr. 159-174.
2. Nguyễn Trường Sơn và cộng sự (2020) Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành. Ban hành kèm theo Quyết định số 5332, Bộ Y tế.
3. Bhatt DL et al (2006) International prevalence, recognition, and treatment of cardiovascular risk factors in outpatients with atherothrombosis. JAMA 295: 180-189.
4. Arroyo-Rodríguez C et al (2018) Risk factors for three-vessel coronary artery disease in patients of Northwest Mexico. Arch Cardiol Mex 88(5):423-431.
5. Gibson MC et al (2004) Coronary and myocardial angiography angiographic assessment of both epicardial and myocardial perfusion. Circulation 109: 3096-3105.
6. Bainey KR et al (2021) Long-term clinical outcomes following revascularization in high-risk coronary anatomy patients with stable ischemic heart disease. J Am Heart Assoc 10: 018104.
7. Thygesen K et al (2019) Fourth universal definition of myocardial infarction. European Heart Journal 40: 237–269.
8. Davidsen L et al (2020) Long-term impact of baseline anaemia on clinical outcomes following percutaneous coronary intervention in stable angina. Open Heart 7: 1319 .
9. Patel MR et al (2017) ACC/AATS/AHA/ASE/ ASNC/SCAI/SCCT/STS 2017 appropriate use criteria for coronary revascularization in patients with stable ischemic heart disease. J Am Coll Cardiol 69(17): 2212-2241.
10. Riddle MC et al (2020) Standards of Medical care in diabetes 2020. Diabetes Care 43(1): 14-32.
11. Serruys PW et al (2009) Percutaneous coronary intervention versus coronary-artery bypass grafting for severe coronary artery disease. N Engl J Med 360: 961-72.
12. Paudel R et al (2015) Association of chest pain versus dyspnea as presenting symptom for coronary angiography with demographics, coronary anatomy and 2-year mortality. Arch Med Sci 12: 742–746.
13. Cunha SC et al (2016) Clinical outcomes of percutaneous intervention in triple-vessel and left main coronary artery diseases. International Journal of Cardiovascular Sciences 29(4): 262-269.
14. Head SJ et al (2014) Coronary artery bypass grafting vs. percutaneous coronary intervention for patients with three-vessel disease: Final five-year follow-up of the SYNTAX trial. European Heart Journal 35(40): 2821-2830.