Đánh giá hiệu quả thông khí áp lực dương không xâm nhập có hỗ trợ áp lực (BiPAP) trên bệnh nhân suy hô hấp do suy tim cấp mất bù

  • Phạm Sơn Lâm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thành Huy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Văn Chính Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lưu Quang Minh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Hoài Thu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Đình Hùng Trung tâm y tế huyện Hà Hòa, Phú Thọ
  • Đặng Anh Sơn Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec
  • Đặng Việt Đức Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Suy hô hấp cấp, suy tim cấp mất bù, thông khí áp lực dương không xâm nhập

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của thông khí áp lực dương không xâm nhập có hỗ trợ áp lực (BiPAP) trên bệnh nhân suy hô hấp cấp do suy tim cấp mất bù. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả 39 bệnh nhân suy hô hấp cấp do suy tim cấp mất bù không đáp ứng với điều trị nội khoa tiêu chuẩn được hỗ trợ hô hấp bằng thông khí áp lực dương không xâm nhập tại Khoa Hồi sức tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 6/2020 đến tháng 11/2020. Kết quả: Trong 39 bệnh nhân được thông khí áp lực dương không xâm nhập, có 3 bệnh nhân phải chuyển đặt ống nội khí quản thở máy xâm nhập (7,7%), thời gian thở máy không xâm trung bình là 153,46 ± 47,16 phút, thời gian nằm viện trung bình 10,51 ± 6,03 ngày. Các thông số lâm sàng và khí máu cải thiện có ý nghĩa thống kê ngay trong giờ đầu. Biến chứng do thông khí áp lực dương không xâm nhập: Tổn thương da mặt, khô mắt (23,1%), trào ngược dạ dày - thực quản (12,8%), viêm phổi (7,7%), tụt huyết áp (7,7%). Thời gian thở máy không xâm nhập có mối tương quan thuận mức độ vừa với pH ban đầu (r = 0,392, p<0,05) và tương quan nghịch mức độ vừa pCO2 ban đầu (r = -0,459, p<0,01). Kết luận: Thông khí áp lực dương không xâm nhập là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả, nên được áp dụng rộng rãi cho bệnh nhân suy tim cấp mất bù. Thời gian thở máy có liên quan với pH và pCO2 máu động mạch

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Phùng Nam Lâm (2011) Nghiên cứu hiệu quả của thông khí nhân tạo không xâm nhập trong điều trị suy hô hấp cấp tại khoa cấp cứu. Luận án tiến sĩ Đại học Y Hà Nội.
2. Belenguer-Muncharaz A, Mateu-Campos L, González-Luís R et al (2017) Non-Invasive mechanical ventilation versus continuous positiveairway pressure relating to cardiogenic pulmonary edema in an intensive care unit. Arch Bronconeumol 53(10): 561-567.
3. Pagano A, Numis FG, Rosato V et al (2018) Pressure support ventilation vs Continuous positive airway pressure for treating of acute cardiogenic pulmonary edema: A pilot study. Respir Physiol Neurobiol 255: 7-10.
4. Antonelli M, Pennisi MA, Montini L (2005) Noninvasive ventilation in the clinical setting-experience from the past 10 years. Critical Care 9: 98-103.
5. Berbenetz N, Wang Y, Brown J, Godfrey C (2019) Non-invasive positive pressure ventilation (CPAP or bilevel NPPV) for cardiogenic pulmonary oedema. Cochrane database of systematic reviews 4: CD00 5351.
6. Carratala JM (2010) Noninvasive ventilation in acute heart failure: Use of continuous positive airway pressure in the emergency department. Emergencias 22(1): 49-55.
7. Masip J, Peacock WF, Price S et al (2018) Indications and practical approach to non-invasive ventilation in acute heart failure. Eur Heart J 39(1): 17-25.
8. Bello G, De Santis P, Antonelli M (2018) Non-invasive ventilation in cardiogenic pulmonary edema. Ann Transl Med 6(18): 355.
9. Maraffi T (2018) Non‑invasive ventilation in acute cardiogenic pulmonary edema: How to do it, Internal and Emergenc Medicine 13: 107-111.