Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân hẹp 3 thân động mạch vành mạn tính
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân hẹp 3 thân động mạch vành mạn tính có điểm Syntax £ 22 được can thiệp qua da. Đối tượng và phương pháp: 177 bệnh nhân hẹp 3 thân động mạch vành điều trị tại Bệnh viện Tim Tâm Đức, từ tháng 01/2017 đến tháng 07/2020. Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện, thu thập dữ liệu các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng. Kết quả: Tuổi trung bình là 65,94 ± 10,85 năm, nam chiếm tỷ lệ cao 67,2%. BMI trung bình là 23,85 ± 2,97. Các yếu tố nguy cơ mạch vành thường gặp: Tăng huyết áp 89,8%, rối loạn mỡ máu 88,1%, ĐTĐ 44,1%, hút thuốc lá 14,1% và tiền sử gia đình bệnh ĐMV 11,3%. Đau thắt ngực CCS II chiếm tỷ lệ cao nhất với 47,5%, đau thắt ngực CCS III chiếm 51,9%. Bệnh thận mạn 40,7%, rung nhĩ 6,8%. Tỷ lệ LVEF ≥ 50% chiếm 81,4%, có rối loạn vận động vùng chiếm 36,7%. Phân tầng nguy cơ bằng test không xâm lấn theo ACC/AHA và ESC: Tỷ lệ nguy cơ trung bình chiếm 21,5%, nguy cơ cao chiếm 78,5%. Tỷ lệ mỗi thân ĐMV tổn thương ở LM là 14,8%, LAD là 98,9%, LCX là 99,4% và RCA 100%. Điểm Syntax là 15,84 ± 3,85 với khoảng điểm từ 7 đến 22. Kết luận: Các yếu tố nguy cơ mạch vành thường gặp: Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu. Triệu chứng lâm sàng phần lớn là đau thắt ngực CCS II và CCS III chiếm tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ thay đổi ECG thấp. Tỷ lệ phân xuất tống máu thất trái bảo tồn LVEF ≥ 50% cao. Phân tầng nguy cơ bằng test không xâm lấn theo ACC/AHA và ESC phần lớn là nguy cơ cao. Tỷ lệ mỗi thân ĐMV tổn thương chiếm tỷ lệ cao riêng với LM là thấp. Điểm Syntax thấp với khoảng điểm từ 7 đến 22.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Vũ Điện Biên, Phạm Nguyên Sơn, Phạm Thái Giang và cộng sự (2017) Giáo trình nội tim mạch, Tập III. Nhà Xuất bản Y học, tr. 159-174.
3. Bhatt DL et al (2006) International prevalence, recognition, and treatment of cardiovascular risk factors in outpatients with atherothrombosis. JAMA 295: 180-189.
4. Arroyo-Rodríguez C et al (2018) Risk factors for three-vessel coronary artery disease in patients of Northwest Mexico. Arch Cardiol Mex 88(5): 423-431.
5. Bainey KR et al (2021) Long-term clinical outcomes following revascularization in high-risk coronary anatomy patients with stable ischemic heart disease. J Am Heart Assoc 10: 018104.
6. Davidsen L et al (2020) Long-term impact of baseline anaemia on clinical outcomes following percutaneous coronary intervention in stable angina. Open Heart 7: 001319.
7. Patel MR et al (2017) ACC/AATS/AHA/ASE/ ASNC/SCAI/SCCT/STS 2017 appropriate use criteria for coronary revascularization in patients with stable ischemic heart disease. J Am Coll Cardiol 69(17): 2212-2241.
8. American Diabetes Association. 2. Classification and Diagnosis of Diabetes (2020) Standards of Medical care in diabetes 2020. Diabetes Care 43(1): 14-32.
9. Paudel R et al (2015) Association of chest pain versus dyspnea as presenting symptom for coronary angiography with demographics, coronary anatomy and 2-year mortality. Arch Med Sci 12: 742-746.
10. Head SJ et al (2014) Coronary artery bypass grafting vs. percutaneous coronary intervention for patients with three-vessel disease: Final five-year follow-up of the SYNTAX trial. European Heart Journal 35(40): 2821-2830.