Kết quả thăm dò điện sinh lý và triệt đốt bằng sóng tần số radio ở các bệnh nhân rối loạn nhịp trên thất tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ năm 2018 đến năm 2020

  • Phạm Trường Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Văn Chính Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Nhịp nhanh kịch phát trên thất, WPW, nhịp nhanh tại nút nhĩ thất, nhịp nhanh đường phụ

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu tỷ lệ và hiệu quả triệt đốt nhịp nhanh kịch phát trên thất bằng sóng tần số radio. Đối tượng và phương pháp: Gồm 331 bệnh nhân được chẩn đoán nhịp nhanh kịch phát trên thất, rung nhĩ, cuồng nhĩ và nghi ngờ rối loạn nhịp trên thất có chỉ định thăm dò điện sinh lý. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả. Tất cả các bệnh nhân được lấy số liệu từ hồ sơ bệnh án, biên bản thăm dò điện sinh lý và triệt đốt bằng sóng tần số radio. Đánh giá tỷ lệ thành công, theo dõi biến chứng và tỷ lệ phát hiện các bất thường về nhịp khi thăm dò điện sinh lý. Kết quả: Tỷ lệ nam giới tương đương với tỷ lệ nữ. Tuy nhiên nếu xét riêng nhịp nhanh nút nhĩ thất thì tỷ lệ nữ cao hơn (80%), với nhịp nhanh đường phụ hoặc rung, cuồng nhĩ thì tỷ lệ nam nhiều hơn. Nhịp nhanh tại nút nhĩ thất chiếm tỷ lệ cao nhất (31,7%), cao hơn so với đường phụ (22,6%), nhanh nhĩ chiếm 5,7%, ít nhất là rung nhĩ chiếm tỷ lệ 1,8%. Đối với nhịp nhanh đường phụ ẩn giấu thì tỷ lệ bên trái là 80%, bên phải là 20%, với WPW thì không có sự khác biệt giữa hai bên. Tỷ lệ triệt đốt thành công lần lượt là 99%, 97,1%, 95%, 68,4% đối với nhịp nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất, hội chứng WPW, nhịp nhanh đường dẫn truyền ẩn giấu và nhanh nhĩ. Block nhĩ thất độ cao không hồi phục phải cấy máy tạo nhịp gặp 0,4%. Bóc tách thành động mạch chủ và huyết khối tĩnh mạch sâu có tỷ lệ đều là 0,8%. Kết luận: Triệt đốt các rối loạn nhịp trên thất bằng sóng tần số radio có tỷ lệ thành công cao, biến chứng thấp.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Đồng (2006) Nghiên cứu điện sinh lý tim và điều trị hội chứng WPW bằng năng lượng sóng tần số radio. Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà nội.
2. Trần Song Giang (2012) Nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý và điều trị nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất bằng năng lượng sóng có tần số Radio. Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà nội.
3. Phạm Quốc Khánh (2002) Nghiên cứu điện sinh lý học tim qua đường tĩnh mạch trong chẩn đoán và điều trị một số rối loạn nhịp tim. Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà nội.
4. Tôn thất Minh (2004) Khảo sát điện sinh lý và cắt đốt bằng năng lượng sóng có tần số Radio qua catheter để diều trị nhịp nhanh trên thất. Luận án Tiến sỹ Y học.
5. Anderson RH, Ho SY (1994) Anatomy of the AV node. J cardiovasc Electrophysiol 5(3): 309-312.
6. Blomstrom C, Scheinnman M, Aliot EMet al (2003) ACC/AHA/ESC guidelines for the management of patients with supraventricular arrhythmias. J Am Coll Cardiol 42(8): 1493-1531.
7. Claude S, David Burkhardt et al (2001) Basic EP sttudy protocols. Hand book of cardiac electrophysiology: 235-246.
8. Josephson M (2002) Clinical cardiac elctrophysiology techniques and interpretation. Lippincott William and Wilkins.