Rò miệng nối sau phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ mạc treo trực tràng

  • Hồ Hữu An Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Triệu Triều Dương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Diêm Đăng Bình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Tuấn Linh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Văn Quốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Trưởng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Rò miệng nối, phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ mạc treo trực tràng

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhằm đưa ra kinh nghiệm và một số yếu tố liên quan đến rò miệng nối trong phẫu thuật điều trị ung thư trực tràng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp hồi cứu trên 120 bệnh nhân ung thư trực tràng được phẫu thuật cắt toàn bộ mạc treo trực tràng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 11 năm 2020. Kết quả: Có 65,0% bệnh nhân phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ mạc treo trực tràng và 35,0% bệnh nhân phẫu thuật nội soi cắt trực tràng gian cơ thắt. Tuổi trung bình là 62,9, vị trí u 1/3 trên, 1/3 giữa và 1/3 dưới lần lượt là 27,5%, 48,3% và 24,2%. Tỷ lệ rò miệng nối 8,3% bệnh nhân, trong đó mức độ rò theo phân loại của nhóm nghiên cứu quốc tế ung thư trực tràng thấy độ A, B, C lần lượt là 1,7%, 0,8% và 5,8%. Tỷ lệ bệnh nhân phải mổ lại là 5,8%. Không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về độ tuổi, giới, chiều dài u, mức độ xâm lấn u, tình trạng di căn hạch, bệnh phối hợp và hóa xạ trị trước mổ giữa 2 nhóm với p>0,05. Rò miệng nối có liên quan đáng kể với lượng máu mất (p=0,022), thời gian phẫu thuật (p=0,03), khoảng cách miệng nối đến mép hậu môn (p=0,042) và phương pháp phẫu thuật (p=0,015). Phương pháp thực hiện miệng nối, dẫn lưu hồi tràng và đặt dẫn lưu qua hậu môn không liên quan tới rò miệng nối với p>0,05. Kết luận: Các yếu tố lượng máu mất, thời gian phẫu thuật, khoảng cách miệng nối tới mép hậu môn và phương pháp phẫu thuật có liên quan đến tỷ lệ rò miệng nối trong phẫu thuật trực tràng. Phát hiện sớm và phân loại mức độ rò có vai trò quan trọng điều trị rò miệng nối trực tràng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Rahbari NN, Weitz J, Hohenberger W et al (2010) Definition and grading of anastomotic leakage following anterior resection of the rectum: A proposal by the International Study Group of Rectal Cancer. Surgery 147(3) 339-351.
2. REAL Score Collaborators, Arezzo A, Migliore M et al (2019) The REAL (REctal Anastomotic Leak) score for prediction of anastomotic leak after rectal cancer surgery. Tech Coloproctology 23(7): 649-663.
3. Ha GW, Kim JH, and Lee MR (2017) Oncologic impact of anastomotic leakage following colorectal cancer surgery: A systematic review and meta-analysis. Ann Surg Oncol 24(11): 3289-3299.
4. Sherman B, Arnold M, and Husain S (2018) Transanal drainage of coloanal anastomotic leaks. Case Rep Surg: 1-3.
5. Cong ZJ, Hu LH, Bian ZQ et al (2013) Systematic review of anastomotic leakage rate according to an international grading system following anterior Resection for Rectal Cancer. PLoS ONE 8(9): 75519.
6. McDermott FD, Heeney A, Kelly ME et al (2015) Systematic review of preoperative, intraoperative and postoperative risk factors for colorectal anastomotic leaks. Br J Surg 102(5): 462-479.
7. Choudhuri AH, Uppal R, and Kumar M (2013) Influence of non-surgical risk factors on anastomotic leakage after major gastrointestinal surgery: Audit from a tertiary care teaching institute. Int J Crit Illn Inj Sci 3(4): 246–249.
8. Fukada M, Matsuhashi N, Takahashi T et al (2019) Risk and early predictive factors of anastomotic leakage in laparoscopic low anterior resection for rectal cancer. World J Surg Oncol 17(1).
9. Neutzling CB, Lustosa SAS, Proenca IM et al (2012). Stapled versus handsewn methods for colorectal anastomosis surgery. Cochrane Database Syst Rev (2): 003144.
10. Wu SW, Ma CC, and Yang Y (2014) Role of protective stoma in low anterior resection for rectal cancer: A meta-analysis. World J Gastroenterol 20(47): 18031-18037.