Kết quả bước đầu phẫu thuật điều trị sa trực tràng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Triệu Triều Dương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Văn Quốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Sa trực tràng, cắt trực tràng - đại tràng sigma qua đường hậu môn (phẫu thuật Altemeier), phẫu thuật treo trực tràng vào ụ nhô có sử dụng lưới qua đường bụng

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhằm đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật điều trị sa trực tràng ở 2 nhóm phẫu thuật đường bụng và đường tầng sinh môn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu, mô tả cắt ngang các bệnh nhân được chẩn đoán sa trực tràng, được phẫu thuật đường bụng, tầng sinh môn tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2017 đến tháng 10/2020. Kết quả: Thống kê 34 bệnh nhân (BN) có 25 BN phẫu thuật đường bụng, 9 BN phẫu thuật đường tầng sinh môn lần lượt cho các tỷ lệ sau: Tuổi trung bình là 62,4 ± 18,7 tuổi; 68,0 ± 21,2 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ: 0,47/1; 0,5/1. Chỉ số ASA III là 60,0%, 77,8%. Triệu chứng táo bón thường gặp ở 2 nhóm là 60,0%; 100%. 20% bệnh nhân sa âm đạo, tử cung kết hợp được phẫu thuật đường bụng, 55,6% bệnh nhân són tiểu kết hợp được phẫu thuật đường tầng sinh môn. Thời gian nằm viện nhóm phẫu thuật đường bụng, đường tầng sinh môn lần lượt 4,5 ± 1,1 ngày; 7,1 ± 1,1 ngày. Tỷ lệ tái phát, biến chứng nhóm phẫu thuật đường bụng là 1 BN (4%), 2 BN (8,0%). Không có tái phát, biến chứng nhóm phẫu thuật đường tầng sinh môn. 100% BN 2 nhóm cải thiện triệu chứng són phân. Cải thiện triệu chứng táo bón lần lượt là 96,0% và 100%. Kết luận: Kết quả bước đầu cho thấy phẫu thuật điều trị sa trực tràng là an toàn, hiệu quả. Lựa chọn phẫu thuật tuỳ thuộc vào mức độ bệnh, các bệnh lý kết hợp

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Madhulika GV, Scott RS (2017) Surgical approach to rectal procidentia (rectal prolapse). UpToDate. accessed: 10/01/2017.
2. Donato FA (2008) Rectal prolapse diagnosis and clinical management. © Springer-Verlag Italia 2008.
3. Scott RS (2016) The ASCRS textbook of colon and rectal surgery. © Springer International Publishing 2016.
4. Gunner CK, Senapati A, Northover JMA et al (2016) Life after PROSPER. What do people do for external rectal prolapse?. Colorectal Dis 18(8): 811-814.
5. Tou S, Brown SR and Nelson RL (2015) Surgery for complete (full-thickness) rectal prolapse in adults. Cochrane Database Syst Rev (11): 001758.
6. Senapati A, Gray RG, Middleton LJ et al (2013) Prosper: A randomised comparison of surgical treatments for rectal prolapse. Colorectal Dis 15(7): 858-868.
7. Fang SH, Cromwell JW, Wilkins KB et al (2012) Is the abdominal repair of rectal prolapse safer than perineal repair in the highest risk patients? An NSQIP analysis. Diseases of the Colon & Rectum 55(11): 1167-1172.
8. Emile SH, Elfeki H, Shalaby M et al (2017) Perineal resectional procedures for the treatment of complete rectal prolapse: A systematic review of the literature. International Journal of Surgery 46: 146-154.