Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân hẹp khí quản liên quan đến gây mê hồi sức

  • Đinh Thị Thu Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Minh Lý Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Công Quyết Thắng Bệnh viện Hữu Nghị
  • Tống Xuân Hùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Văn Định Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Thúy Hường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Hẹp khí quản, phẫu thuật cắt nối khí quản, gây mê hồi sức

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân hẹp khí quản có chỉ định phẫu thuật liên quan đến quá trình gây mê hồi sức. Đối tượng và phương pháp: Mô tả tiến cứu, từ tháng 9/2015 đến tháng 1/2019 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, khảo sát trên 85 bệnh nhân hẹp khí quản có độ tuổi từ 15 đến 80 tuổi có chỉ định mổ tạo hình khí quản. Kết quả và kết luận: Nam giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn nữ, 84,1% so với 15,9%. Tuổi trung bình là 40,06 ± 18,58 năm, từ 15 - 80 tuổi. Lý do vào viện chủ yếu là khó thở, 71/85 bệnh nhân chiếm 81,8%. Khó thở độ 4 chiếm 70,6% (60/85 bệnh nhân). Nguyên nhân hẹp chủ yếu là hẹp khí quản sau đặt ống nội khí quản (32/85 bệnh nhân) và mở khí quản (38/85 bệnh nhân), u khí quản 10/85 bệnh nhân. Vị trí hẹp khí quản đoạn cổ chiếm 79/85 bệnh nhân (93,2%). Tổn thương theo Cotton I (3,5%), Cotton II (30,6%), Cotton III (49,4%), Cotton IV (16,5%). Chiều dài đoạn hẹp thường gặp nhất là < 20mm và 20 - 40mm (35,3% và 50,6%).

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Quách Thị Cần (2012) Nghiên cứu hình thái học lâm sàng của 106 bệnh nhân sẹo hẹp thanh khí quản tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. Tạp chí thông tin Y Dược, Số 2, tr. 15-19.
2. Nguyễn Hoàng Phong, Trần Thị Mộng Hiệp, Lại Lê Hưng (2019) Đặc điểm kết quả điều trị bệnh nhân hẹp khí quản bẩm sinh có phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Đồng từ tháng 8/2013 đến 4/2018. Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh 4(23, tr. 37-44.
3. Nguyễn Thị Mỹ Thắm, Lâm Huyền Trân, Trần Minh Trường (2010) Khảo sát đặc điểm tổn thương hẹp thanh khí quản sau đặt nội khí quản lâu ngày. Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, số 14, tr. 277-283.
4. Friedel G, Kyriss T, Leitenberger A et al (2003) Long-term results after 110 tracheal resections. German Medical Science: 10-18.
5. Marques P, Leal L, Spratley J et al (2009) Tracheal resection with primary anastomosis: 10 years experience. Am J Otolaryngol 30(6): 415-418.
6. Mostafa SM (2012) Tracheal stenosis: Diagnosis and treatment.
7. Pinsonneault C, Fortier J, Donati F (1999) Tracheal resection and reconstruction. Can J Anaesth 46(5): 439-455.
8. Ranganath N, Arathi B, Ramamani PV et al (2015) Anaesthetic considerations for tracheal resection in oncological thyroid surgeries. Indian J Anaesth 59(3): 188-190.
9. Schieren M, Egyed E, Hartmann B et al (2018) Airway management by laryngeal mask airways for cervical tracheal resection and reconstruction: A single-center retrospective analysis. Anesth Analg 126(4): 1257-1261.
10. Williams N (2017) The MRC breathlessness scale", Occup Med (Lond) 67(6): 496-497.
11. Zias N, Chroneou A, Tabba MK et al (2008) Post tracheostomy and post intubation tracheal stenosis: Report of 31 cases and review of the literature. BMC Pulm Med 8: 18.