Đặc điểm mô bệnh học ung thư biểu mô tế bào thận tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Văn Phú Thắng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Thị Minh Hạnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Ngọc Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Duy Hoàng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Thanh Xuân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Diến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Quang Thi Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đinh Ngọc Minh Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Quang Đức Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ung thư biểu mô tế bào thận, đặc điểm mô bệnh học

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm mô bệnh học ung thư biểu mô tế bào thận theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2016. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 102 bệnh nhân được phẫu thuật và chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào thận tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2015 đến tháng 08/2020. Kết quả và kết luận: Tuổi trung bình của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào thận là 55,54 ± 12,25 tuổi. Kích thước u trung bình 5,19 ± 2,07cm. Tỷ lệ u có hoại tử, xâm lấn lần lượt là 15,7% và 18,6%. Loại mô bệnh học thường gặp là ung thư biểu mô tế bào thận týp tế bào sáng (76,4%), tiếp đến là ung thư biểu mô tế bào thận nhú (9,8%). Độ mô học 2 có tỷ lệ cao nhất (56,8%). Không có mối tương quan giữa týp mô học với độ mô học.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Cao Ngọc Mai Hân và cộng sự (2015) Đặc điểm giải phẫu bệnh và áp dụng phân độ mô học Fuhrman trong carcinoma tế bào thận. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, tập 19, số 5, tr. 221-227.
2. Đặng Thị Mỹ Ngọc (2017) Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu bệnh của ung thư biểu mô tế bào thận thường gặp ở người lớn. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Trường Giang (2008) Nghiên cứu đặc điểm hình thái học ung thư biểu mô tế bào thận ở người lớn. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
4. Dagher J, Dehant B, Rioux-Leclercq N et al (2017) Clear cell renal cell carcinoma: Validation of WHO/ ISUP grading. Histopathology.
5. Delahunt B, Kittelson JM, McCredie MR et al (2002) Prognostic importance of tumor localized convetional (clear cell) renal cell carcinoma: Assessment of TNM T1 and T2 tumor categories and comparison with other prognostic parameters. Cancer, Feb 1(94): 658-664.
6. Holger Moch, Peter AH, Thomas MU, Victor ER (2016) WHO Classification of tumours of the urinary system and male genital organs, 4th ad. International Agency for Research on Cancer, Lyon.
7. Jianping Z, Eduardo E (2019) Clear cell papillary renal cell carcinoma. Arch Pathol Lab Med 143(9): 1154-1158.
8. Kanayama HO et al (2015) Clinicopathological characteristics and oncological outcomes in patents with renal cell carcinoma registered in 2007: The fist large- scale multicenter study from the cancer Registration Committee of the Japanese Urological Association. International Journal of Urology 22:1-7.
9. Taneja K, Williamson SR (2018) Updates in pathologic staging and histologic grading carcinoma of renal cell carcinoma. Surg Pathol Clin 11: 797-812.
10. Wu J, Jhang P, Jhang G et al (2017) Renal cell carcinoma histological subtypes distribution differs by age, gender, and tumor size in coastral Chinese patients. Oncotarget.