Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động chi trên bệnh nhân sau đột quỵ não bằng thang điểm ARAT

  • Lê Đức Lợi Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thị Lê Hằng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phùng Quỳnh Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đinh Thị Hải Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bùi Thị Hồng Thúy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Trọng Lưu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Thang điểm ARAT, phục hồi chức năng, vận động chi trên, đột quỵ não

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động chi trên ở bệnh nhân sau đột quỵ não bằng thang điểm ARAT. Đối tượng và phương pháp: 53 bệnh nhân sau đột quỵ não được thu dung, điều trị tại Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong năm 2019. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng bằng thang điểm ARAT dựa trên 4 hoạt động chính là khả năng cầm nắm đồ vật có kích thước lớn, cầm nắm đồ vật có kích thước vừa phải, cầm nắm đồ vật kích thước nhỏ và một số vận động thô. Điểm đánh giá gồm 4 mức (0 - 1 - 2 - 3) với tổng điểm 57 điểm. Kết quả và kết luận: Chức năng vận động chi trên có sự phục hồi tốt trên cả 4 tiêu chí A, B, C, D. Tỷ lệ bệnh nhân có chức năng bàn tay kém giảm (tương ứng số điểm 0 và 1 giảm); tỷ lệ chức năng bàn tay tốt tăng (tương ứng số điểm 2 và 3 tăng). Điểm ARAT từ 22,89 ± 18,35 điểm tăng lên 29,64 ± 19,98 điểm. Sự khác biệt trước - sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Chương, Nguyễn Xuân Nghiên (1998) Bước đầu nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng phục hồi vận động bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN. Công trình nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 65-75.
2. Nguyễn Minh Hiện (2019) Đánh giá cơ cấu thu dung điều trị đột quỵ não tại Bệnh viện Quân y 103 (từ 01/2007 đến 12/2018). Tạp chí Y học Việt Nam tập 482, tháng 9 số đặc biệt; tr. 36-43.
3. Lương Tuấn Khanh (2017) Phục hồi chức năng sau đột quỵ - Từ nguyên lý phục hồi vận động đến thực tiễn. Tập huấn chuyên ngành Phục hồi chức năng, Cục Quân y - Bộ Quốc Phòng, tr. 8-92.
4. Nguyễn Thị Kim Liên (2011) Nghiên cứu phục hồi chức năng bàn tay trên bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não. Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, tr. 60-81.
5. Nguyễn Thị Kim Liên, Cao Minh Châu (2004) Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng của bàn tay bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 30(4), tr. 52-56.
6. Nguyễn Thị Kim Liên, Trần Việt Hà (2015) Hiệu quả phục hồi chức năng chi trên ở bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não theo chương trình GRASP. Tạp chí Y dược học Quân sự số 1-2015, tr. 85-90.
7. Lâm Thùy Mai, Nguyễn Quang Ân và cộng sự (2019) Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng chi trên ở bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não. Tạp chí Y học Việt Nam tập 482, tháng 9 số đặc biệt năm 2019, tr. 202-209.
8. Lê Văn Thính (2017) Cơ chế phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ não - thuốc điều trị. Phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ, Nhà xuất bản Y học, tr.10- 11.
9. Nguyễn Văn Thông (2017) Chẩn đoán và xử trí đột quỵ não cấp. Tập huấn chuyên ngành Phục hồi chức năng, Cục Quân y - Bộ Quốc Phòng, tr. 73-82.
10. Andrew B (1981) The rate of covery from stroke and its measurement. Int Rehabil Med, (3): 155-161.
11. Broeks JG et al (1999) The long-term outcome of arm function after stroke: Results of a follow - up studying. Disability and Rehabilitation 21(8): 357-364.
12. Kwakkel G, Kollen B (2006) Impact of time on Improvement of outcome after stroke. Stroke (37): 2348-2353.
13. Lyle RC (1981) A performance test for assessment of upper limb function in physical rehabilitation treatment and research. International Journal of Rehabilitation Research 4(4): 483-492.
14. Yukihiro Hara (2013) Rehabilitation with functional electrical stimulation in stroke patients. Int J Phys Med Rehabil 1: 147.