Thay lại khớp háng thành công sau điều trị nhiễm khuẩn khớp háng bằng vạt cơ rộng ngoài

  • Phùng Văn Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Hồng Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Quốc Dũng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Thái Hưng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Thay lại khớp háng, vạt cơ rộng ngoài, nhiễm khuẩn khớp háng

Tóm tắt

Bệnh nhân nam, 50 tuổi, nhiễm khuẩn sâu sau phẫu thuật thay khớp háng phải toàn phần, không xi măng, đã được điều trị thành công nhờ sử dụng phương pháp tháo xi măng, trám cơ rộng ngoài vào ổ cối. Sau 5 tháng, nhiễm khuẩn ổn định, chúng tôi đã thay lại khớp háng toàn phần không xi măng, với ổ cối nhiều lỗ, cán dài, sử dụng đường mổ phía sau, bảo tồn vạt cơ. Theo dõi sau mổ 3 tháng, kết quả: Sẹo mổ mềm, liền tốt, không đau, chỉ số máu lắng CRP bình thường, đi lại không cần nạng, ngắn chi 1cm, sức cơ tứ đầu đùi M5, điểm Harris 87 điểm (tốt). Như vậy, với trường hợp nhiễm khuẩn mạn tính, dai dẳng sử dụng vạt cơ rộng ngoài trám vào ổ cối giúp tình trạng nhiễm khuẩn được điều trị ổn định (liền sẹo, máu lắng, CRP âm tính), khi tình trạng xương ổ cối và xương đùi đảm bảo, có thể tiến hành thay lại khớp, khi phẫu thuật sử dụng đường sau, bảo tồn vạt cơ, sử dụng ổ cối nhiều lỗ, bắt vít và chuôi xương đùi nhám, dài.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. David AI (2017) Classifications in brief: The paprosky classification of femoral bone loss. Clin Orthop Relat Res 475(3): 917-921
2. David LL (2013) Vastus lateralis flap reconstruction after girdlestone arthroplasty thirteen consecutive cases and outcomes. Ann Plast Surg 71: 398-401.
3. Jessica JMT, Albert OG (2013) Classifications in brief paprosky classification of acetabular bone loss. Clin Orthop Relat Res 471: 3725-3730.
4. Kresimir B (2007) Vastus lateralis muscle flap for infected hip defects: A report of four cases. Eur J Orthop Surg Traumatol 17: 101-103.
5. Martin AB (2010) Combining C-reactive protein and interleukin-6 may be useful to detect periprosthetic hip infection. Clin Orthop Relat Res 468: 3263–3267.
6. Lorenzo D and Elena DV (2018) Diagnosis of prosthetic joint infections. Management of periprosthetic joint infection. Springer-Verlag GmbH Germany: 45-59.
7. Philip GA et al (1983) Management of failed total hip arthroplasty with muscle flaps. Ann Plast Surg 11(6): 474-478.
8. Richard VD (1980) The vastus lateralis muscle flap: technique and applications. Ann of Plastic Surgery 4(5).
9. Rodríguez RG et al (2012) Treatment of a recalcitrant hip infection with a vastus lateralis muscle flap. Rev Esp Cir Ortop Traumatol 56(6): 439-443.
10. Shyh-Jou Shieh et al (2007) Management of intractable hip infection after resectional arthroplasty using a vastus lateralis muscle flap and secondary total hip arthroplasty. Plast. Reconstr. Surg 120(1): 202-207.
11. Suda AJ, Heppert V (2010) Vastus lateralis muscle flap for infected hips after resection arthroplasty. J Bone Joint Surg [Br] 92: 1654-1658.
12. Tamon Kabata and Hiroyuki Tsuchiya (2018) Treatment of PJI: Overview. Management of periprosthetic joint infection. Springer-Verlag GmbH Germany: 130-141.