So sánh hiệu quả gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn dưới hướng dẫn siêu âm với máy kích thích thần kinh cơ cho phẫu thuật chi trên tại Bệnh viện Quân y 7A

  • Vũ Minh Hùng Bệnh viện Quân y 7A
  • Lê Quang Trí Bệnh viện Quân y 7A

Main Article Content

Keywords

Gây tê đám rối thần kinh cánh tay, hướng dẫn của siêu âm

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh thời gian khởi phát cảm giác, vận động, thời gian tác dụng phóng bế cảm giác, vận động, tỷ lệ thành công và biến chứng của hai kỹ thuật gây tê đám rối thần kinh cánh tay dưới siêu âm và máy kích thích thần kinh. Đối tượng và phương pháp: 60 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật chi trên từ 1/3 dưới cánh tay trở xuống tại Bệnh viện Quân y 7A, từ tháng 5/2020 tới tháng 9/2020, được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm. Nhóm I: Được gây tê đám rối thần kinh cánh tay dưới hướng dẫn của siêu âm, nhận 20ml hỗn hợp thuốc tê gồm levobupivacain 0,5% và lidocaine 2% có adrenalin 1/200.000.  Nhóm II: Gây tê dưới hướng dẫn của máy kích thích thần kinh, nhận 20ml thuốc tê gồm levobupivacaine 0,5% và lidocaine 2% có adrenaline 1/200.000. Kết quả: Thời gian thực hiện kỹ thuật (5,5 ± 2,68 so với 4,6 ± 1,72 phút), thời gian khởi phát ức chế cảm giác (5,03 ± 1,09 so với 9,6 ± 1,58 phút), thời gian khởi phát ức chế vận động (8,0 ± 1,98 so với 12,26 ± 2,27 phút) ở nhóm I ngắn hơn nhóm II, có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Thời gian ức chế cảm giác (335,15 ± 115,30 so với 312,30 ± 105,15 phút), thời gian ức chế vận động (285,13 ± 103,20 so với 255,40 ± 98,35 phút) ở nhóm I dài hơn nhóm II có ý nghĩa thống kê với p<0,05). Tỷ lệ tê tốt (96,66% so với 90%) và biến chứng (3,33% so với 9,90%). Kết luận: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay dưới hướng dẫn của siêu âm có ưu điểm là rút ngắn thời gian khởi phát ức chế cảm giác và vận động. Thời gian ức chế cảm giác và vận động dài hơn, tăng tỷ lệ thành công, giảm tỷ lệ biến chứng so với gây tê đám rối thần kinh cánh tay dưới hướng dẫn của máy kích thích thần kinh.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Ngọc Anh (2014) Gây tê đám rối thần kinh cánh tay. Bộ môn Gây mê Hồi sức, Nhà xuất bản Y học, Đại học Y Hà Nội, tr. 291-299.
2. Trịnh Văn Minh (2010) Giải phẫu người. Giải phẫu học đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Bộ Y tế, tr. 159-244.
3. Nguyễn Viết Quang (2014) Đánh giá kết quả bước đầu gây tê đám rối thần kinh cánh tay dưới hướng dẫn của siêu âm. Y học thực hành, 902 (1), tr. 21-25.
4. Nguyễn Văn Trí (2017) Gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn trong phẫu thuật chi trên dưới hướng dẫn của siêu so với kích thích thần kinh cơ. Tạp chí Y Dược học Huế, tập 7.
5. Mehta S, Shah SM (2015) Comparativestudy of supraclavicular brachial plexus block by nervestimulator vs ultrasound guided method. NHL Journal ofMedical Sciences 4(1): 49-52.
6. Gajendra S, Mohammed YS (2014) Comparison between conventional technique and ultrasound guided supraclavicular brachial plexus block in upper limb surgeries. International Journal of Scientific Study 2(8): 169-176.
7. Mithun Duncan, Shetti AN, Tripathy DK et al (2013) A comparative study of nerve stimulator versus ultrasound-guided supraclavicular brachial plexus block. Anesth Essays Res 7(3) 359-364.
8. Rastogi B, Arora A, Gupta K et al (2016) Effectof midazolam and 0.5% levobupivacaine combination inultrasound-guided supraclavicular brachial plexus block for upper limb surgeries - A clinical study. The OpenAnesthesiology Journal 10(1): 27-33