Sàng lọc bệnh tim bẩm sinh nặng ở trẻ sơ sinh bằng đo độ bão hòa oxy qua da

  • Phạm Thị Thuận Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thanh Hoa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Sàng lọc sơ sinh, bệnh tim bẩm sinh nặng, đo độ bão hòa oxy qua da

Tóm tắt

Bệnh tim bẩm sinh (BTBS) là các dị tật bẩm sinh phổ biến nhất ở trẻ em, trong số 1000 trẻ sinh ra sống sẽ có khoảng 8 trẻ mắc một trong số các dạng bệnh tim bẩm sinh [1]. Cứ 4 trẻ sinh ra mắc bệnh tim bẩm sinh thì có 1 trẻ bị bệnh tim bẩm sinh nặng (cần phẫu thuật tim hoặc thông tim can thiệp trong năm đầu đời), tương ứng với khoảng 18 trên 10000 trẻ sinh sống bị bệnh tim bẩm sinh nặng [2]. Không phải lúc nào bệnh tim bẩm sinh nặng cũng có biểu hiện hoặc triệu chứng rõ ràng ở trẻ sơ sinh, do đó, nếu tình trạng này không được phát hiện trong thời gian trẻ còn lưu lại phòng sơ sinh trước khi về nhà có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như sốc tim hoặc tử vong, những trẻ sống được sẽ có nguy cơ bị tổn thương thần kinh và tình trạng chậm phát triển. Sàng lọc sơ sinh bệnh tim bẩm sinh nặng bằng đo độ bão hòa oxy qua da có thể xác định trẻ sơ sinh mắc các tình trạng này trước khi xuất hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng của bệnh và việc sàng lọc được thực hiện trước khi trẻ sơ sinh được xuất viện.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Yingjuan Liu, Sen Chen, Liesl Zühlke et al (2019). Global birth prevalence of congenital heart defects 1970 - 2017: Updated systematic review and meta-analysis of 260 studies. International Journal of Epidemiology 48(2): 455-463.
2. Oster M, Lee K, Honein M, Colarusso T et al (2013) Temporal trends in survival for infants with critical congenital heart defects. Pediatrics 131(5): 1502-1508.
3. Dolk H, Loane M, Garne E et al (2011) Congenital heart defects in Europe: Prevalence and perinatal mortality, 2000 to 2005. Circulation 123 (8): 841-849.
4. Kliegman R (2019) Congenital heart disease. Nelson textbook of pediatrics. 21st edition, Philadelphia, Elsevier: 2367-2374. https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/assetpublisher/7ng11f. EWgASC/content/chuong-trinh-ra-soat-benh-tim-bam-sinh-truoc-sinh.
5. Mahle WT, Martin GR, Beekman RH et al (2012) Section on cardiology and cardiac surgery executive committee: Endorsement of health and human services recommendation for pulse oximetry screening for critical congenital heart disease. Pediatrics 129: 190-192.
6. Riede FT, Worner C, Dahnert I (2010) Effectiveness of neonatal pulse oximetry screening for detection of critical congenital heart disease in daily clinical routine: Results from a prospective multicenter study. Eur J. Pediatr 169: 975-981.
7. Hom LA, Martin GR (2014) U.S. international efforts on critical congenital heart disease screening: Can we have a uniform recommendation for Europe? Early Hum Dev 90(2): 11-14.
8. Thangaratinam S, Daniels J Ewer A.K, Zamora J et al (2012) Pulse oximetry screening for critical congenital heart defects in asymptomatic newborn babies: A systematic review and meta-analysis. Lancet 379: 2459-2464.
9. De-Wahl Granelli A, Wennergren M, Sandberg K, Mellander M et al (2009) Impact of pulse oximetry screening on the detection of duct dependent congenital heart disease: A Swedish prospective screening study in 39,821 newborns. BMJ 338: 3037.
10. Ewer AK, Middleton LJ, Furmston AT et al (2011) Pulse oximetry screening for congenital heart defects in newborn infants (PulseOx): A test accuracy study. Lancet 378: 785-794.
11. Martin GR, Ewer AK, Gaviglio A et al (2020) Updated strategies for pulse oximetry screening for critical congenital Heart disease. Pediatrics 146(1): 20191650.