Đánh giá tình trạng lo âu - trầm cảm trên bệnh nhân viêm da cơ địa người lớn tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

  • Ngô Minh Vinh Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Lê Thị Thúy Hằng Trường Quân sự Quân Đoàn 4
  • Phạm Văn Bắc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Viêm da cơ địa, lo âu, trầm cảm

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn lo âu - trầm cảm trên bệnh viêm da cơ địa người lớn; Tìm mối liên quan giữa rối loạn lo âu - trầm cảm với tuổi, giới, đặc điểm lâm sàng, và độ nặng của viêm da cơ địa. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, lấy mẫu thuận tiện 208 bệnh nhân viêm da cơ địa tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 9/2019 đến tháng 9/2020, chẩn đoán viêm da cơ địa dựa theo tiêu chuẩn Hanifin và Rajka hiệu chỉnh 2003, đánh giá mức độ rối loạn lo âu trầm cảm bằng thang điểm HADS. Kết quả: Tuổi trung bình 41,3 (17,4), nữ chiếm 59,1%, đa số bệnh nhân (41,3%) có bệnh dị ứng - miễn dịch kèm theo. 42,2% viêm da cơ địa ở mức độ trung bình và 55,3% mức độ nặng. Tỷ lệ bệnh nhân cận lo âu 34,1% và cận trầm cảm 39,4%. Tỷ lệ bệnh nhân lo âu là 11,1% và trầm cảm 5,3%. 25% bệnh nhân có rối loạn lo âu - trầm cảm. Bệnh dị ứng - miễn dịch và điểm SCORAD C là yếu tố nguy cơ độc lập liên quan tới cận trầm cảm. Sẩn phù và cào gãi là hai yếu tố nguy cơ độc lập liên quan đến lo âu. Cào gãi là yếu tố nguy cơ độc lập liên quan trầm cảm. Kết luận: 25% bệnh nhân viêm da cơ địa có rối loạn lo âu - trầm cảm, các bệnh về dị ứng - miễn dịch kèm, ngứa, cào gãi, mất ngủ liên quan đến lo âu - trầm cảm.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Trương Tiểu Vi, Nguyễn Tất Thắng, Văn Thế Trung (2018) Nồng độ IgE huyết thanh toàn phần và đặc hiệu trên bệnh nhân viêm da cơ địa tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh 22(1): 58-65.
2. Eichenfield LF, Tom WL, Berger TG, et al (2014) Guidelines of care for the management of atopic dermatitis: Section 2. Management and treatment of atopic dermatitis with topical therapies. J Am Acad Dermatol 71(1): 116-132.
3. Kaaz K, Szepietowski JC, Matusiak L (2019) Influence of itch and pain on sleep quality in atopic dermatitis and psoriasis. Acta Derm Venereol 99(2): 175-180.
4. Lim VZ, Ho RC, Tee SI et al (2016) Anxiety and depression in patients with atopic dermatitis in a Southeast Asian Tertiary Dermatological Centre. Ann Acad Med Singap 45(10): 451-455.
5. Liqing Li, Chunmei Wu, Yong Gan et al (2016) Insomnia and the risk of depression: A meta-analysis of prospective cohort studies. BMC psychiatry 16(1): 75-375.
6. Silverberg JI (2017) Public health burden and epidemiology of atopic dermatitis. Dermatol Clin 35(3): 283-289.
7. Silverberg JI, Gelfand JM, Margolis DJ et al (2019) Symptoms and diagnosis of anxiety and depression in atopic dermatitis in U.S. adults. Br J Dermatol 81(3): 442-443.
8. Silverberg JI, Joel M, Gelfand JM, Margolis DJ et al (2018) Association of atopic dermatitis with allergic, autoimmune, and cardiovascular comorbidities in US adults. Annals of Allergy, Asthma & Immunology 121(5): 604-612.
9. Tsintsadze N, Beridze L, Tsintsadze N et al (2015) Psychosomatic aspects in patients with dermatologic diseases. Georgian Med News 243: 70-75.
10. Zigmond AS, Snaith RP (1983) The hospital anxiety and depression scale. Acta Psychiatr Scand 67(6): 361-370.