So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân sốt mò và sốt do Rickettsia điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Đăng Mạnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Văn Chung Viện Y học Hải Quân

Main Article Content

Keywords

Sốt mò, sốt do Rickettsia, đặc điểm lâm sàng, đặc điểm cận lâm sàng, biến chứng

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân sốt mò và sốt do Rickettsia điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang so sánh 50 trường hợp sốt mò được xác định chẩn đoán bằng kỹ thuật dot - ELISA hoặc PCR và 38 ca bệnh sốt do Rickettsia khác được xác định chẩn đoán bằng PCR. Kết quả: Sốt mò chủ yếu phân bố ngoài đô thị (64%) trong khi sốt do Rickettsia khác phân bố nhiều hơn ở thành phố (68,4%). Tổn thương da - niêm mạc, hệ võng nội mô thường gặp hơn ở nhóm sốt mò với tỷ lệ vết loét điển hình (70%), xung huyết da - kết mạc (60%), hạch to (44%) trái lại bệnh nhân Rickettsia có tỷ lệ ban dát sẩn cao hơn (39,5%) có ý nghĩa thống kê. Triệu chứng hô hấp hay gặp hơn ở nhóm sốt mò với tỷ lệ rale nổ 36% và tần số thở cao hơn (20,27 ± 2,63). Tỷ lệ biến chứng ở bệnh nhân sốt mò cao hơn với biểu hiện suy hô hấp, shock nhiễm khuẩn, viêm não - màng não, tổn thương thận cấp (AKI) lần lượt là 12%, 8%, 8%, 8%. Các maker viêm: Tăng PCT > 0,05ng/ml được ghi nhận ở 100% số bệnh nhân 2 nhóm, trong đó mức tăng PCT của nhóm Rickettsia ( ± SD: 0,926 ± 0,45) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm sốt mò ( ± SD: 2,396 ± 2,819) với p=0,026. Nhóm sốt mò có tỷ lệ tăng bạch cầu là 48%, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm Rickettsia khác (13,5%) với p<0,01. Tổn thương phổi trên X-quang thường thấy hơn ở nhóm sốt mò, tuy nhiên chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) ở biểu hiện tràn dịch màng phổi và dịch thanh mạc với tỷ lệ tương ứng trong sốt mò lần lượt là 30,8% và 33,3%. Kết luận: Bệnh do Rickettsia phân bố chủ yếu ở thành thị (68,4%), sốt mò phân bố nhiều hơn ở khu vực ngoài đô thị (64%). Vết loét (eschar) là triệu chứng lâm sàng quan trọng chỉ điểm bệnh sốt mò (70%) mà nhóm Rickettsia chỉ có 2,6%. Triệu chứng hô hấp hay gặp hơn ở nhóm sốt mò với tỉ lệ ho 42%, rale nổ 36% đi kèm với tỷ lệ cao hơn các tổn thương phổi trên X-quang (thâm nhiễm, tràn dịch màng phổi). Điều này liên quan đến việc bệnh nhân sốt mò có tỷ lệ biến chứng cao hơn, mức tăng PCT của nhóm Rickettsia thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm sốt mò. 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Lê Thị Hội và cộng sự (2015) Ứng dụng kỹ thuật real-time PCR để xác định 3 nhóm vi khuẩn Rickettsia gây bệnh sốt cấp tính ở người. Truyền nhiễm Việt Nam, số 4(12), tr. 41-45.
2. Nguyễn Thị Thu Hằng và cộng sự (2017) Thiết lập quy trình real-time PCR phát hiện Orientia tsutsugamushi và Rickettsia gây bệnh ở người. Truyền nhiễm Việt Nam, số đặc biệt hội nghị khoa học, tr. 79-86.
3. Aung AK, Spelman DW, Murray RJ et al (2014) Rickettsial infections in Southeast Asia: Implications for local populace and febrile returned travelers. The American journal of tropical medicine and hygiene 91(3): 451-460.
4. Shpynov S, Pozdnichenko N, Gumenuk A (2015) Approach for classification and taxonomy within family Rickettsiaceae based on the formal order analysis. Microbes and infection 17(11-12): 839-844.
5. Vu Trung N, Thuong NTH, Toan TK et al (2017) Seroprevalence of scrub typhus, typhus, and spotted fever among rural and urban populations of northern Vietnam. The American journal of tropical medicine and hygiene 96(5): 1084-1087.
6. Biggs HM, Barton Behravesh C, Bradley KK et al (2016) Diagnosis and management of tickborne rickettsial diseases: Rocky Mountain spotted fever and other spotted fever group rickettsioses, ehrlichioses, and anaplasmosis-United states: A practical guide for health care and public health professionals. MMWR Recomm Rep. 65(2): 1-44.
7. Hamaguchi S, Cuong NC, Tra DT et al (2015) Clinical and epidemiological characteristics of scrub typhus and murine typhus among hospitalized patients with acute undifferentiated fever in northern Vietnam. The American journal of tropical medicine and hygiene 92(5): 972-978.
8. Trung NV, Le Thi Hoi, Huong DT et al (2019) Clinical manifestations and molecular diagnosis of scrub typhus and murine typhus, Vietnam, 2015-2017. Emerging infectious diseases 25(4): 633.
9. Civen R, Ngo V (2008) Murine typhus: An unrecognized suburban vectorborne disease. Clinical Infectious Diseases 46(6): 913-918.
10. Thanachartwet V, Desakorn V, Sahassananda D et al (2016) Serum procalcitonin and peripheral venous lactate for predicting dengue shock and/or organ failure: A prospective observational study. PLoS neglected tropical diseases 10(8): 0004961.