Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS vi-VN tapchi108@benhvien108.vn (PHÒNG KHOA HỌC QUÂN SỰ) tapchi108@benhvien108.vn (PHÒNG KHOA HỌC QUÂN SỰ) Thu, 13 Jun 2024 00:00:00 +0000 OJS 3.1.2.0 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 Chỉ số tim-cổ-chân và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn tính https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2198 <p><em>Mục tiêu:</em> Khảo sát đặc điểm chỉ số tim-cổ-chân (Cardio-ankle Vascular Index - CAVI) và mối liên quan với một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn tính (BMVMT) hay hội chứng động mạch vành mạn tính (theo ESC - 2019). <em>Đối tượng và phương pháp:</em> Đối tượng nghiên cứu gồm 222 bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang - Hà Nội, được chia làm 2 nhóm gồm nhóm bệnh, gọi tắt là BMVMT (+) là nhóm có hẹp động mạch vành có ý nghĩa (hẹp ≥ 50% đường kính lòng mạch) và nhóm chứng chứng, goi tắt là BMVMT (-), là nhóm hẹp động mạch vành không có ý nghĩa (hẹp &lt; 50% đường kính lòng mạch). Các thông tin được thu thập bao gồm: Tuổi, giới, tiền sử yếu tố nguy cơ tim mạch, đặc điểm lâm sàng, thông số huyết học, sinh hóa máu, điện tim, siêu âm tim, kết quả CAVI (bên phải và bên trái), đánh giá nguy cơ tim mạch theo điểm Framingham. Hệ số tương quan Pearson (r) được sử dụng để đánh giá tương quan giữa CAVI với các biến định lượng. <em>Kết quả:</em> CAVI trung bình của nhóm BMVMT (+) là 9,20 ± 0,80, cao hơn có ý nghĩa so với nhóm BMVMT(-) là 8,48 ± 0,63 với p&lt;0,001. CAVI tương quan thuận, yếu nhưng có ý nghĩa với huyết áp tâm thu (HATTh) (r=0,263 với p=0,001), điểm Framingham (r=0,355 với p&lt;0,001), xác suất bệnh động mạch vành tiền nghiệm (PTP) (r=0,214 với p=0,007) và số lượng kết hợp các yếu tố nguy cơ (r=0,188 với p=0,017) ở nhóm BMVMT (+) nhưng không tương quan có ý nghĩa ở nhóm BMVMT (-). CAVI tăng có ý nghĩa ở bệnh nhân có tăng huyết áp (9,25 ± 0,77 so với 8,87 ± 0,82, p=0,039). CAVI tương quan nghịch, yếu nhưng có ý nghĩa với eGFR ở nhóm BMVMT (-) (r= -0,210 với p=0,045). <em>Kết luận:</em> CAVI trung bình của nhóm BMVMT (+) tăng cao hơn so với nhóm chứng. Các yếu tố liên quan bao gồm HATTh, tăng huyết áp, điểm Framingham và eGFR.</p> Lê Văn Dũng, Phạm Nguyên Sơn, Phạm Trường Sơn, Đỗ Văn Chiến, Đào Chiến Thắng Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2198 Thu, 06 Jun 2024 00:00:00 +0000 Nghiên cứu ảnh hưởng của thiếu cơ trên tiên lượng ngắn hạn ở bệnh nhân cao tuổi suy tim mạn tính https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2199 <p><em>Mục</em><em> tiêu:</em> Xác định tỉ lệ tử vong, tái nhập viện sau 3 tháng ở bệnh nhân cao tuổi mắc suy tim mạn tính có kèm thiếu cơ. <em>Đối tượng và phương pháp:</em> Nghiên cứu cắt ngang mô tả và theo dõi dọc trên bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên được chẩn đoán suy tim mạn tính và xuất viện từ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh và Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long từ tháng 9 năm 2021 tới tháng 5 năm 2022. Thiếu cơ được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Nhóm Chuyên gia châu Á 2019 (2019 Asian Working Group for Sarcopenia). <em>Kết quả:</em> Nghiên cứu gồm 387 bệnh nhân cao tuổi suy tim mạn tính, tuổi trung bình là 74,6 tuổi; nữ chiếm 54,8% và nam là 45,2%. Tỉ lệ thiếu cơ là 48,1%. Trong thời gian 3 tháng theo dõi thì tỉ lệ tái nhập viện ở nhóm thiếu cơ cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không thiếu cơ (22% so với 10,6%; RR 2,54; p&lt;0,001), trong khi tỉ lệ tử vong khác biệt không có ý nghĩa thống kê (3,4% so với 2,8%; p=0,54) giữa hai nhóm. <em>Kết luận:</em> Tỉ lệ thiếu cơ ở bệnh nhân cao tuổi suy tim mạn tính tương đối cao. Thiếu cơ là yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng tỉ lệ tái nhập viện 3 tháng sau xuất viện.</p> Nguyễn Văn Tân, Bàng Ái Viên, Nguyễn Thị Mai Hậu Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2199 Thu, 06 Jun 2024 00:00:00 +0000 Mối liên quan giữa chỉ số Peguero-Lo Presti trên điện tâm đồ với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn 5 lọc máu chu kỳ https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2200 <p><em>Mục tiêu:</em> Khảo sát mối liên quan giữa chỉ số Peguero-Lo Presti với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 5 lọc máu chu kỳ. <em>Đối tượng và phương pháp:</em> 75 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh thận mạn tính theo tiêu chuẩn KDIGO 2012. Tính chỉ số Peguero-Lo Presti trên điện tâm đồ. <em>Kết quả:</em> Chỉ số Peguero-Lo Presti chẩn đoán phì đại thất trái trên điện tâm đồ so với LMVI đạt độ nhạy là 73,3% và độ đặc hiệu là 80%. Chỉ số Peguero-Lo Presti ở nhóm tăng huyết áp lớn hơn nhóm không tăng huyết áp (p&lt;0,05), nhưng không có sự khác biệt giữa nhóm có thiếu máu hay nhóm có giảm albumin. Có sự tương quan thuận giữa chỉ số Peguero-Lo Presti với LVMI (r = 0,575 với p&lt;0,05). <em>Kết luận:</em> Chỉ số Peguero-Lo Presti có mối liên quan với tình trạng phì đại thất trái ở bệnh nhân BTM tính giai đoạn 5.</p> Nguyễn Thị Thanh Hải, Nguyễn Nam Giang, Phạm Quốc Toản, Nguyễn Duy Toàn Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2200 Thu, 06 Jun 2024 00:00:00 +0000 Mối liên quan giữa chỉ số tim-cổ-chân với tổn thương động mạch vành và biến cố tim mạch ở bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn tính sau 24 tháng https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2201 <p><em>Mục tiêu:</em> Tìm hiểu mối liên quan giữa Chỉ số tim-cổ chân (Cardio-ankle vascular index - CAVI) với tổn thương động mạch vành và biến cố tim mạch ở bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn tính (BMVMT) trong 24 tháng theo dõi.<em> Đối tượng và phương pháp: </em>Đối tượng nghiên cứu gồm 160 bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang - Hà Nội, được chẩn đoán có BMVMT. Các thông tin được thu thập bao gồm: Điểm Framingham, mức độ hẹp động mạch vành, số lượng động mạch vành (ĐMV) hẹp có ý nghĩa, phân mức điểm Syntax, phân mức điểm Gensini. Bệnh nhân được theo dõi cho đến khi xuất hiện một trong các biến cố tim mạch hoặc tối đa 24 tháng kể từ sau khi bắt đầu vào nghiên cứu. Tình trạng hẹp ĐMV và các biến cố tim mạch được theo dõi bao gồm: Đột quỵ não, hội chứng mạch vành cấp, bệnh động mạch chi dưới cấp tính, tử vong do mọi nguyên nhân. <em>Kết quả:</em> CAVI tăng theo mức độ hẹp ĐMV có ý nghĩa thống kê. CAVI cao hơn khi hẹp nặng ≥ 75% so với &lt; 75% ĐMV. CAVI tăng có ý nghĩa theo số lượng ĐMV tổn thương. CAVI tăng cao hơn có khi hẹp ≥ 2 so với hẹp &lt; 2 ĐMV. CAVI ở nhóm có phân mức điểm Syntax nhẹ thấp hơn so với nhóm vừa và nặng. CAVI tăng có ý nghĩa theo mức điểm Gensini. CAVI có AUC dự đoán nguy cơ BMVMT ở mức trung bình (AUC = 0,796, p&lt;0,05). Nhóm có CAVI trung bình ≥ 9,63 có nguy cơ BCTM cao gấp 6,4 lần nhóm có CAVI thấp hơn điểm cắt này. <em>Kết luận:</em> CAVI là chỉ báo hữu ích cho việc tiên lượng nguy cơ hẹp động mạch vành và nguy cơ biến cố tim mạch. Cần tiến hành nghiên cứu tiếp theo để khẳng định kết quả này trên bệnh nhân BMVMT ở Việt Nam.</p> Lê Văn Dũng, Phạm Nguyên Sơn, Phạm Trường Sơn, Đỗ Văn Chiến Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2201 Thu, 06 Jun 2024 00:00:00 +0000 Đánh giá kết quả trung hạn điều trị phình động mạch chủ ngực bằng phương pháp can thiệp nội mạch https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2202 <p><em>Mục tiêu:</em> Đánh giá kết quả trung hạn ứng dụng kỹ thuật can thiệp đặt ống ghép nội mạch điều trị phình động mạch chủ ngực, kèm hoặc không chuyển vị các nhánh động mạch nuôi não. <em>Đối tượng và phương pháp: </em>Nghiên cứu mô tả hồi cứu các bệnh nhân phình động mạch chủ ngực được điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch tại Khoa Phẫu thuật Tim, Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 8/2013 đến tháng 10/2019. <em>Kết quả:</em> Trong 80 bệnh nhân, có 62 nam (78%), 18 nữ (22%), tuổi trung bình 64,7 ± 11,6 (31-87) tuổi. Yếu tố nguy cơ thường gặp là tăng huyết áp 61 (76%), hút thuốc lá 51 (64%), rối loạn lipid máu 49 (61%). Phình dạng túi 49 (61%), phình dạng thoi 31 (39%). Đường kính túi phình trung bình 64 ± 15 (mm). Đường kính trung bình ĐM đường vào 7,23 ± 1,13 (mm). Có 43 trường hợp được phẫu thuật chuyển vị các nhánh động mạch nuôi não trước can thiệp (54%). Tỷ lệ thành công của can thiệp là 95%. Tỷ lệ tử vong sớm 3 (3,7%), không gặp các biến chứng như di lệch, tắc hẹp, gãy hoặc xoắn vặn ống ghép, lóc tách ĐMC, lấp động mạch nuôi não. Thời gian theo dõi trung bình là 36,78 ± 17,27 tháng. Tỷ lệ tử vong trung hạn là 9 (11,7%). Có 5 trường hợp rò nội mạch và 3 trường hơp nhồi máu não được ghi nhận trong giai đoạn theo dõi trung hạn, 2 trường hợp can thiệp lại chiếm 2,6%. <em>Kết luận:</em> Điều trị phình động mạch ngực bằng phương pháp can thiệp nội mạch, kèm hoặc không phẫu thuật chuyển vị các nhánh động mạch nuôi não được thực hiện an toàn và khả thi với kết quả sớm và trung hạn tốt.</p> Lâm Triều Phát, Trần Quyết Tiến Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2202 Thu, 06 Jun 2024 00:00:00 +0000 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhiễm khuẩn huyết do Streptococcus pneumoniae ở trẻ em điều trị tại Khoa Điều trị Tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2203 <p><em>Mục tiêu:</em> Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhiễm khuẩn huyết (NKH) do <em>Streptococcus pneumoniae (S. pneumoniae)</em> ở trẻ em điều trị tại Khoa Điều trị tích cực nội khoa. <em>Đối tượng và phương pháp:</em> Nghiên cứu mô tả hồi cứu một loạt ca bệnh gồm 46 bệnh nhi từ 1 tháng đến 17 tuổi được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do <em>S. pneumoniae</em> điều trị tại Khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương trong thời gian từ ngày 01/01/2020 đến ngày 30/8/2023. <em>Kết quả:</em> Nhiễm khuẩn huyết do <em>S. pneumoniae </em>ở bệnh nhi được điều trị tại Khoa Điều trị tích cực nội khoa chủ yếu ở tuổi bú mẹ (tuổi trung vị 16 tháng), có 21,1% trẻ có bệnh nền, 15,2% trẻ suy dinh dưỡng, 47,8% viêm màng não mủ kèm theo. Triệu chứng lâm sàng nặng nề (87% sốc nhiễm khuẩn, 93,5% suy hô hấp cần hỗ trợ thở máy và suy đa tạng ở 87%. Tỷ lệ tử vong và di chứng cao (21,75% và 26,1%). Tỷ lệ phân lập được <em>S. pneumoniae </em>từ máu cao (43,5%). Chỉ số viêm tăng (52,2% trẻ có bạch cầu tăng, 23,9% có bạch cầu giảm, CRP tăng 47,4%), tỷ lệ thiếu máu cao (Hb &lt; 10g/L là 39,1%), rối loạn nội môi nặng (69,6% giảm albumin &lt; 35g/L, 60,9% có lactat trên 2,0mmol/L, 32,6% có pH dưới 7,25), tỷ lệ rối loạn đông máu cao (81,8% có D-dimer trên 500mg/L). Tỷ lệ trẻ có bệnh nền, phân lập được <em>S. pneumoniae</em> từ máu, suy từ 3 tạng trở lên, sốc nhiễm khuẩn, lactate trên 2,0mmol/L, pH ≤ 7,25, chỉ số VIS, điểm PRISM III tại thời điểm 24 giờ đầu nhập khoa của nhóm tử vong cao hơn nhóm sống (p&lt;0,05). Trong đó, bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết do <em>S. pneumoniae</em> có bệnh nền có nguy cơ tử vong cao gấp 20,39 lần so với nhóm không có bệnh nền với CI: 1,502-276,67, p=0,023. Trẻ có bệnh nền là yếu tố nguy cơ độc lập liên quan đến tử vong ở bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết do <em>S. pneumoniae.</em> <em>Kết luận:</em> Trẻ mắc nhiễm khuẩn huyết do <em>S. pneumoniae</em> có đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng hết sức nặng nề, bệnh nền là yếu tố nguy cơ không phụ thuộc liên quan đến tử vong của bệnh.</p> Bùi Như Quỳnh, Trần Đăng Xoay, Tạ Anh Tuấn Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2203 Thu, 06 Jun 2024 00:00:00 +0000 So sánh kết quả điều trị bệnh nấm móng tay bằng uống terbinafine liều hàng ngày và liều xung tại Bệnh viện Da liễu Trung ương https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2204 <p><em>Mục tiêu:</em> So sánh hiệu quả điều trị nấm móng tay bằng uống terbinafine liều hàng ngày và liều xung. <em>Đối tượng và phương pháp:</em> Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng có đối chứng so sánh. Sáu mươi bệnh nhân nấm móng tay được chia thành hai nhóm. Nhóm 1 gồm 30 bệnh nhân (18 nam, 12 nữ) được điều trị bằng uống terbinafine 250mg/ngày trong 12 tuần. Nhóm 2 gồm 30 bệnh nhân (17 nam, 13 nữ) được điều trị bằng uống terbinafine 500mg/ngày, mỗi 4 tuần uống 7 ngày (uống 1 tuần, nghỉ 3 tuần) ´ 12 tuần. Bệnh nhân ở cả 2 nhóm đều được dùng thuốc uống bổ gan và bôi tại chỗ bằng nilocin. Các bệnh nhân được khám lâm sàng, đánh giá mức độ bệnh, mức độ cải thiện các triệu chứng lâm sàng vào các tuần 4, 8, 12. <em>Kết quả và kết luận:</em> Sau 12 tuần điều trị bằng terbinafine liều hàng ngày tỉ lệ khỏi trên xét nghiệm là 90%, tỉ lệ khỏi trên lâm sàng là 66,7%. Trong khi đó, tỉ lệ này ở nhóm uống terbinafine liều xung là 83,3% và 56,7% (sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê). Tác dụng không mong muốn của terbinafine nhẹ và ít gặp: 3,3% ở nhóm dùng hàng ngày và 6,7% ở nhóm dùng liều xung, chủ yếu là biểu hiện tiêu hóa, đau đầu, tự hết mà không cần điều trị, không phải bỏ thuốc.</p> Đỗ Thị Thu Hiền, Hoàng Thị Ngọc Lý, Trần Thị Thu Huệ Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2204 Thu, 06 Jun 2024 00:00:00 +0000 Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tổn thương xẹp thân đốt sống lành tính do loãng xương https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2205 <p><em>Mục tiêu:</em> Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng xẹp thân đốt sống lành tính do loãng xương tại Bệnh viện Hữu Nghị. <em>Đối tượng và phương pháp:</em> Phương pháp nghiên cứu tiến cứu, mô tả phân tích theo dõi dọc trên 150 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán xác định là xẹp thân đốt sống lành tính tại Bệnh viện Hữu Nghị từ tháng 01/2017 đến tháng 01/2024. <em>Kết quả:</em> 150 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu: Bệnh nhân nữ chiếm đa số với tỷ lệ 57,3%. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 78,4 ± 8,9, lứa tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất là trên 80 tuổi với 46,7%. 4 BN (2,7%) sử dụng corticoid, 5 BN (3,4%) viêm thận mạn trong đó có 1 BN suy thận mạn độ V (0,7%). 16 BN (10,7%) xẹp thân đốt sống cũ, tuy nhiên chỉ có 9 BN (6,0%) được điều trị tạo hình đốt sống qua da. Phần lớn BN nhập viện do đau cột sống với tỷ lệ 97,3%. Triệu chứng thường gặp thứ hai là co cơ cạnh sống với tỷ lệ 31,3%. Trong số 196 thân đốt sống xẹp trên X-quang, thân đốt sống T12, L1, L2 chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là xẹp T12 chiếm tỷ lệ 24,5%; xẹp L1 chiếm tỷ lệ 31,6% và xẹp thân đốt sống L2 chiếm tỷ lệ là 18,9%. Không có tổn thương từ thân T4 trở lên. Góc Cobb của đốt sống thay đổi nhiều nhất với góc lớn nhất 38,9<sup>o</sup>, góc gù lớn nhất của đốt sống là 32,4<sup>o</sup> và góc xẹp lớn nhất là 22,1<sup>o</sup>. Chiều cao tường sau ít bị thay đổi hơn so với tường trước và tường giữa. Trong số bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ có 182 thân đốt sống có phù tủy xương, trong đó phù tủy xương dạng 1 chiếm tỷ lệ cao nhất là 49,5%. Số bệnh nhân có phù tủy xương 1 thân đốt sống chiếm tỷ lệ cao nhất là 85,3%. <em>Kết luận:</em> Xẹp thân đốt sống lành tính chủ yếu gặp ở người cao tuổi và có ưu thế ở nữ giới. Trong đó yếu tố nguy cơ thường gặp trên các bệnh nhân sử dụng corticoid, hút thuốc lá. Các đặc điểm trên X-quang và cộng hưởng từ giúp chẩn đoán xác định tổn thương cũng như tiên lượng điều trị.</p> Hoàng Đình Doãn, Phạm Hồng Đức, Phạm Hữu Khuyên, Nguyễn Trần Cảnh, Trịnh Tú Tâm, Trần Quang Lộc Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2205 Thu, 06 Jun 2024 00:00:00 +0000 Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng của nấm móng với các chủng nấm gây bệnh https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2206 <p><em>Mục tiêu:</em> Nghiên cứu mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng bệnh nấm móng với định danh các chủng nấm gây bệnh. <em>Đối tượng và phương pháp: </em>Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 110 bệnh nhân được chẩn đoán xác định nấm móng bằng nuôi cấy nấm tại Bệnh viện Da Liễu Trung ương từ 8/2018 đến 7/2019. <em>Kết quả:</em> Trong số 110 bệnh nhân nấm móng, có 22 bệnh nhân (20%) nhiễm nấm sợi, 84 bệnh nhân (76,4%) nhiễm nấm men, và 4 bệnh nhân (3,6%) nhiễm nấm mốc. Trong số các chủng nấm phân lập được, <em>C. krusei</em> và <em>C. albicans</em> chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là (40/110; 36,4%) và (27/110; 24,5%), tiếp đến là <em>Trichopyton </em>spp<em>.</em> (11/110; 10%). Tổn thương viêm quanh móng ở nhóm nhiễm nấm men cao hơn so với hai nhóm còn lại là nấm sợi và nấm mốc. Hình thái tổn thương bờ gần dưới móng gặp ở nhóm bệnh nhân nhiễm nấm men cao hơn nhóm nhiễm nấm sợi và nấm mốc (p=0,001). Tổn thuơng bề mặt móng gặp nhiều hơn ở nhóm nhiễm nấm sợi so với nhóm nhiễm nấm men và nấm mốc (p&lt;0,0001). Vị trí nhiễm nấm ở móng ở tay hay móng chân cũng như triệu chứng cơ năng không khác biệt giữa 3 nhóm nấm men, nấm sợi và nấm mốc. <em>Kết luận:</em> Tỷ lệ bệnh nhân nấm móng bị nhiễm nấm men (76,4%) cao hơn nấm sợi và nấm mốc. Bệnh nhân nhiễm nấm men hay có tổn thương viêm quanh móng và vị trí tổn thương ở bờ dưới móng cao hơn nhóm nấm sợi và nấm mốc. Tổn thương bề mặt móng hay gặp ở nhóm bệnh nhân nhiễm nấm sợi hơn nhóm nhiễm nấm men và nấm mốc.</p> Đỗ Thị Thu Hiền Hiền, Nguyễn Thị Thu Nhiên, Nguyễn Trần Hải Ánh Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2206 Thu, 06 Jun 2024 00:00:00 +0000 Phẫu thuật tạo hình căng da mặt mini bằng đường mổ hình chữ C vùng thái dương tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2207 <p><em>Mục tiêu</em>: Trình bày chỉ định, kỹ thuật, kết quả của phương pháp căng da mặt mini (căng một phần) với đường mổ hình chữ C vùng thái dương, những tai biến biến chứng và cách xử lý. <em>Đối tượng và phương pháp:</em> Từ tháng 3/2020 đến tháng 3/2023 có 139 bệnh nhân (2 nam, 137 nữ) tuổi từ 39 đến 63 có tình trạng da má chùng chảy ở các mức độ khác nhau, có thể kết hợp rãnh mũi má sâu, tích mỡ dưới da vùng dưới hàm, góc hàm được can thiệp bằng phẫu thuật căng da mặt mini với đường khâu hình chữ C vùng thái dương, có kết hợp với căng treo lớp SMAS bằng chỉ. Phương pháp tiến cứu can thiệp lâm sàng, theo dõi dọc. <em>Kết quả</em>: Có 83,5% kết quả gần đạt loại tốt, 2 trường hợp (1,5%) kết quả kém. Tai biến chảy máu sau mổ 1 trường hợp, rối loạn sắc tố da sau mổ có 2 trường hợp cần điều trị kéo dài. <em>Kết luận:</em> Căng da mặt mini với sẹo mổ chữ C vùng thái dương kết hợp sử dụng treo SMAS bằng chỉ có hiệu quả cao với các trường hợp chùng chảy da mặt mức độ trung bình, có thể áp dụng tốt với cả trường hợp chùng chảy da mức độ vừa và nặng. Kỹ thuật an toàn, đơn giản, dễ thực hiện.</p> Lê Diệp Linh, Vũ Ngọc Lâm Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2207 Thu, 06 Jun 2024 00:00:00 +0000 Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của phẫu thuật thay van động mạch chủ ít xâm lấn qua khoang liên sườn 2 trước phải https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2208 <p><em>Mục tiêu:</em> Đánh giá tính hiệu quả và an toàn của phẫu thuật thay van động mạch chủ qua khoang liên sườn 2 trước phải, đặc biệt với đối tượng bệnh nhân lớn tuổi. <em>Đối tượng và phương pháp:</em> Nghiên cứu trên 74 bệnh nhân được mổ thay van động mạch chủ qua khoang liên sườn 2 trước phải tại Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108, từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 12 năm 2022. Bệnh nhân được đánh giá trước mổ và theo dõi sau mổ ít nhất 6 tháng. <em>Kết quả:</em> Tỷ lệ tử vong sớm 1,4%, chảy máu phải mổ lại 2,7%, viêm phổi hậu phẫu 13,5%, suy thận cấp hậu phẫu 18,9%, đột quỵ não sau mổ 4,2%, tắc mạch ngoại vi 2,8%, đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn 1,4%. Một số các yếu tố nguy cơ trước, trong và sau mổ ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê đến các biến chứng sau mổ. Thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức tích cực, thời gian nằm viện và các biến chứng sớm sau mổ không có khác biệt giữa nhóm trên 65 tuổi với nhóm dưới 65 tuổi. <em>Kết luận:</em> Phẫu thuật thay van động mạch chủ qua khoang liên sườn 2 trước phải là một phương pháp điều trị an toàn với tỷ lệ tử vong và biến cố lớn thấp. Kỹ thuật có thể ứng dụng hiệu quả cho những bệnh nhân lớn tuổi.</p> Nguyễn Tiến Đông, Nguyễn Sinh Hiền, Ngô Vi Hải, Nguyễn Minh Ngọc Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2208 Thu, 06 Jun 2024 00:00:00 +0000 Kết quả điều trị hẹp động mạch phổi có thông liên thất bằng phẫu thuật Rastelli https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2209 <p><em>Mục tiêu:</em> Khảo sát kết quả điều trị bệnh hẹp hay không lỗ van động mạch phổi kèm thông liên thất bằng phẫu thuật Rastelli. <em>Đối tượng và phương pháp:</em> Hồi cứu các bệnh nhân bị bệnh tim bẩm sinh có hẹp hay không lỗ van động mạch phổi kèm thông liên thất được mổ từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2020 tại Bệnh viện Nhân dân 115, Thành phố Hồ Chí Minh. <em>Kết quả:</em> Có 40 bệnh nhân, trung bình 7,47 ± 6,52 tuổi, dưới 12 tuổi (85%). Nam/nữ: 1,6. Lâm sàng: tím đầu ngón và phù chi, SpO<sub>2 </sub>trung bình 80%. Thân động mạch phổi kém phát triển thuộc nhóm 2 chiếm 50%. Đường kính trung bình ống nối từ thất phải - động mạch phổi: 19mm. Tỉ lệ sống sau mổ 95%. <em>Kết luận:</em> Hẹp hay không lỗ van động mạch phổi kèm thông liên thất là một thể bệnh lý bất thường đường ra thất phải. Thường gặp ở trẻ nhỏ, nguy cơ tử vong cao. Điều trị tùy thuộc vào: cân nặng, tuổi, mức độ tưới máu nuôi phổi từ các nhánh bàng hệ. Nên phẫu thuật khi tuổi &lt; 12 và cân nặng ≤ 15kg.</p> Đồng Đức Hưng, Phan Văn Báu Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2209 Thu, 06 Jun 2024 00:00:00 +0000 Đánh giá vai trò của xung STIR trên cộng hưởng từ trong việc xác định đốt sống xẹp gây đau cấp tính liên quan đến loãng xương https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2210 <p><em>Mục tiêu:</em> Nhằm đánh giá vai trò của xung STIR trên cộng hưởng từ trong việc xác định đốt sống xẹp gây đau cấp tính liên quan đến loãng xương. <em>Đối tượng và phương pháp:</em> Hồi cứu 113 bệnh nhân cao tuổi (&gt; 60 tuổi) bị xẹp đốt sống có loãng xương được tạo hình thân đốt qua da bằng xi măng tại Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện TƯQĐ 108 từ 1/2020 đến 12/2023. Các bệnh nhân đều được khảo sát X-quang thường quy và cộng hưởng từ cột sống với xung phục hồi đảo nghịch TI ngắn (STIR). Dựa trên kết quả X-quang quy ước các bệnh nhân được chia thành hai nhóm: Nhóm một tầng và đa tầng. Chúng tôi so sánh sự phù hợp (vị trí và số lượng đốt sống xẹp) trên X-quang quy ước và cộng hưởng từ. <em>Kết quả:</em> Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 69,3 ± 4,9 tuổi; gồm 22 nam và 91 nữ. Tỷ lệ chẩn đoán phù hợp giữa hai phương pháp của nhóm đơn tầng là 76%, nhóm đa tầng là 35%. Tỷ lệ chẩn đoán không phù hợp khác nhau giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê (p&lt;0,01). <em>Kết luận:</em> Cộng hưởng từ cột sống với chuỗi xung STIR cho thấy nhiều lợi ích trong việc xác định các đốt sống xẹp do loãng xương gây đau cấp tính. Vì vậy, cộng hưởng từ với chuỗi xung STIR nên được khuyến cáo thực hiện thường quy trước khi tạo hình thân đốt qua da bằng xi măng.</p> Nguyễn Trọng Yên, Đặng Hoài Lân Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2210 Thu, 06 Jun 2024 00:00:00 +0000 Đánh giá kết quả sử dụng vạt da cơ ngực lớn trong tái tạo tổn khuyết lớn vùng đầu cổ https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2211 <p><em>Mục tiêu:</em> Đánh giá hiệu quả của việc tái tạo các tổn khuyết lớn vùng đầu cổ bằng vạt da cơ ngực lớn. <em>Đối tượng và phương pháp:</em> Hồi cứu kết hợp tiến cứu can thiệp lâm sàng, mô tả cắt ngang theo dõi dọc trên 16 bệnh nhân được tái tạo lại tổn khuyết bằng vạt da cơ ngực lớn tại Trung tâm Phẫu thuật Sọ mặt và Tạo hình, Bệnh viện TƯQĐ 108 từ tháng 1/2021 đến tháng 2 năm 2024. <em>Kết quả:</em> Các bệnh nhân có độ tuổi từ 62-78, trung bình 71,8 tuổi. Có 87,5% bệnh nhân có các bệnh kèm theo. Nguyên nhân tổn khuyết là sau cắt bỏ ung thư (56,3%), hoại tử sau xạ trị (25%) và tái tạo bằng vạt tự do thất bại (18,7%). Tổn khuyết phức hợp chiếm tỷ lệ 68,7%. Các vạt cơ ngực lớn có chiều rộng từ 6-13cm, chiều dài từ 12-22cm, cuống vạt dài trung bình 18,3cm. Không có vạt nào hoại tử toàn bộ, có 2 vạt hoại tử một phần (12,5%), 5 vạt không liền vết mổ kỳ đầu (31,3%). Có 68,8% bệnh nhân hài lòng và rất hài lòng. <em>Kết luận:</em> Sử dụng vạt da cơ ngực lớn trong tái tạo tổn khuyết lớn vùng đầu cổ là một kỹ thuật dễ thực hiện, an toàn, tỷ lệ thành công cao. Kỹ thuật được chỉ định cho những bệnh nhân có nhiều bệnh kết hợp, khi không có điều kiện thực hiện kỹ thuật vi phẫu hoặc đã tạo hình bằng vạt tự do thất bại.</p> Lê Diệp Linh, Nguyễn Quang Đức Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2211 Thu, 06 Jun 2024 00:00:00 +0000 Kết hợp phẫu thuật tạo hình hộp sọ với đặt dẫn lưu não thất - ổ bụng điều trị giãn não thất sau phẫu thuật mở sọ giảm áp: Phân tích 34 bệnh nhân https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2212 <p><em>Mục tiêu: </em>Tìm hiểu thời điểm tối ưu của phẫu thuật tạo hình hộp sọ và phẫu thuật dẫn lưu não thất - ổ bụng liên quan đến các biến chứng sau phẫu thuật. <em>Đối tượng và phương pháp: </em>Nghiên cứu hồi cứu 34 bệnh nhân giãn não thất sau phẫu thuật mở sọ giảm áp, được kết hợp giữa phẫu thuật tạo hình hộp sọ và dẫn lưu não thất - ổ bụng đồng thời và theo giai đoạn từ tháng 1 năm 2018 và tháng 1 năm 2023 với thời gian theo dõi ít nhất 6 tháng. Đặc điểm của bệnh nhân, kết quả lâm sàng và biến chứng đã được thu thập và phân tích. <em>Kết quả:</em> 13 bệnh nhân giãn não thất được thực hiện đồng thời hai phẫu thuật và 21 bệnh nhân được phẫu thuật theo giai đoạn. Tỷ lệ biến chứng chung là 35,3%. Những bệnh nhân được phẫu thuật tạo hình hộp sọ đồng thời với dẫn lưu não thất - ổ bụng có tỷ lệ biến chứng cao hơn đáng kể so với những bệnh nhân trải qua phẫu thuật theo giai đoạn (46,1% so với 28,6%, p&lt;0,05). <em>Kết luận:</em> Kết quả cho thấy rằng những bệnh nhân trải qua phẫu thuật tạo hình hộp sọ và dẫn lưu não thất - ổ bụng theo giai đoạn cho hiệu quả tốt hơn do tỷ lệ biến chứng thấp hơn.</p> Nguyễn Trọng Yên, Nguyễn Xuân Tùng Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2212 Thu, 06 Jun 2024 00:00:00 +0000 Nhận xét đặc điểm bệnh lý viêm quanh chóp răng mạn tính tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2213 <p><em>Mục tiêu:</em> Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của 60 bệnh nhân bị viêm quanh chóp răng mạn tính đến khám, điều trị tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội từ tháng 4/2020 đến tháng 4/2021. <em>Đối tượng và phương pháp:</em>&nbsp;Nghiên cứu mô tả cắt ngang. <em>Kết quả:&nbsp;</em>Có 25 bệnh nhân nam (41,67%); 35 bệnh nhân nữ (58,33%). Lý do đến khám chủ yếu là sưng đau chiếm 56,67%, răng đổi màu và có lỗ rò: 11,67%, 10%. Nguyên nhân do chấn thương răng: 21,67%, viêm tuỷ: 38,33%. Triệu chứng răng đau khi gõ 91,67%; răng đổi màu 71,67%, lung lay răng 65%, mòn men răng 36,67%. Đường kính vùng tổn thương trên X-quang ≤ 5mm: 71,67%, kích thước &gt; 5mm: 28,33%. <em>Kết luận:</em> Nhóm tuổi ≥ 45 chiếm tỷ lệ cao nhất: 50,00%. Bệnh nhân thường đến vì lí do sưng đau. Răng cửa gặp nhiều nhất trong số các răng 1 chân được nghiên cứu với lý do thường gặp là chấn thương răng. Triệu chứng lâm sàng mờ nhạt với triệu chứng gõ đau chiếm tỷ lệ cao nhất. Tổn thương vùng chóp trên X-quang chủ yếu là kích thước nhỏ (≤ 5mm) với tỷ lệ 71,67%.</p> Dương Thị Phương Linh, Lê Hoàng Long, Nguyễn Bích Ngọc Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2213 Thu, 06 Jun 2024 00:00:00 +0000 Hiệu quả cải thiện chiều cao thân đốt sống của phương pháp tạo hình đốt sống qua da trong điều trị xẹp đốt sống do loãng xương https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2214 <p><em>Mục tiêu:</em> Đánh giá hiệu quả cải thiện chiều cao thân đốt sống của phương pháp tạo hình đốt sống qua da trong điều trị xẹp thân đốt sống do loãng xương<em>. Đối tượng và phương pháp:</em> Nghiên cứu can thiệp theo dõi dọc trên 150 bệnh nhân (BN) có xẹp đốt sống do loãng xương được tạo hình đốt sống qua da (THĐSQD) tại Bệnh viện Hữu Nghị từ tháng 01/2017 đến tháng 01/2024. <em>Kết quả:</em> Trong số 150 BN, nữ giới chiếm đa số với 86 BN (57,3%). Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 78,4 ± 8,9 tuổi. Phần lớn BN &nbsp;được can thiệp 1 đốt sống với 85,3%. Trong số 182 thân đốt sống được THĐSQD, hầu hết là đốt sống thắt lưng với 67%, có 160 đốt sống (87,9%) được tiếp cận qua một cuống và 69,8% đốt sống bơm &gt;5ml cement. So sánh trước chiều cao đốt sống trước can thiệp với ngay sau can thiệp và sau can thiệp 1 năm, chiều cao thân đốt sống được cải thiện ở cả tường trước, tường giữa, tường sau (p&lt;0,01). Sự chênh lệch chiều cao thân đốt sống ngay sau can thiệp và sau 1 năm là không có sự khác biệt (p&gt;0,05). <em>Kết luận</em>: Phương pháp điều trị THĐSQD giúp cải thiện chiều cao thân đốt sống bị gãy xẹp ngay sau can thiệp và duy trì trong thời gian ít nhất là 1 năm sau can thiệp.</p> Hoàng Đình Doãn, Phạm Hồng Đức, Phạm Hữu Khuyên, Nguyễn Trần Cảnh, Trịnh Tú Tâm, Trần Quang Lộc Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2214 Thu, 06 Jun 2024 00:00:00 +0000 Tính sinh miễn dịch của vắc xin nanocovax phòng COVID-19 trên người Việt Nam tình nguyện https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2215 <p><em>Mục tiêu:</em> Đánh giá tính sinh miễn dịch của vắc xin nanocovax mức liều 25µg phòng COVID-19 do Nanogen sản xuất trên người Việt Nam tình nguyện từ 18 tuổi trở lên. <em>Đối tượng và phương pháp:</em> Thử nghiệm lâm sàng vắc xin giai đoạn 2 và 3a ngẫu nhiên đối chứng giả dược, mù đôi, trên người tình nguyện khỏe mạnh từ 18 tuổi trở lên theo phác đồ 2 liều, cách nhau 28 ngày. Tính sinh miễn dịch được đánh giá dựa trên kết quả định lượng nồng độ kháng thể IgG kháng protein S (AntiS-IgG); kết quả xét nghiệm đánh giá hoạt tính trung hoà SARS-CoV-2 (thử nghiệm trung hòa virus thay thế: sVNT) và kết quả xét nghiệm định lượng hiệu giá kháng thể trung hoà SARS-CoV-2 sống bằng phản ứng trung hòa giảm đám hoại tử 50% (50% Plaque Reduction Neutralization Test&nbsp;: PRNT<sub>50</sub>) dựa trên nuôi cấy tế bào. <em>Kết quả</em>: Tại ngày 42 (D42) sau tiêm mũi 1, nồng độ AntiS-IgG tăng cao với trung bình nhân nồng độ (Geometric Mean Concentrations: GMCs) AntiS-IgG là 57,90U/ml tương đương 1.262,22BAU/ml; và trung bình nhân mức tăng (Geometric Mean Fold Rise: GMFR) AntiS-IgG đạt 227,4 lần so với trước tiêm. Tỷ lệ chuyển đảo huyết thanh nhóm tiêm nanocovax đạt 99,4%. Tỷ lệ đối tượng tiêm nanocovax 25mcg có hoạt tính trung hòa virus bằng xét nghiệm trung hòa thay thế (sVNT) ở mức cao (99,03%). Về PRNT50 nhóm tiêm vắc xin 91,9% mẫu huyết thanh trung hoà virus sống trên chủng Vũ Hán, chủng Delta (Ấn Độ) là 62,2%, còn chủng Alpha (Anh) là 80,0%<em>. Kết luận:</em> Vắc xin Nanocovax 25µg đạt yêu cầu tính sinh miễn dịch trên người tình nguyện.</p> Đinh Việt Đức, Bùi Đăng Thế Anh, Đinh Công Pho, Chử Văn Mến, Hoàng Xuân Sử, Phạm Ngọc Hùng Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2215 Thu, 06 Jun 2024 00:00:00 +0000 Sự tương quan giữa nồng độ HBcrAg với HBV DNA ở bệnh nhân viêm gan mạn tính và xơ gan do nhiễm HBV https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2216 <p><em>Giới thiệu:</em> Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B (HBV) cao. Việc điều trị khỏi viêm gan B mạn (Chronic hepatitis B - CHB) còn khó khăn do sự tồn tại kéo dài của cccDNA trong gan, xuất hiện tái phát sau khi ngừng điều trị dù nồng độ HBV DNA đã đạt dưới ngưỡng phát hiện. Hepatitis B core-related antigen (HBcrAg) là một dấu ấn sinh học có mặt trong huyết thanh của những người bệnh đã được chứng minh hiệu quả trong theo dõi và tiên lượng điều trị các thể bệnh nhiễm HBV mạn tính. Nồng độ HBcrAg vẫn được phát hiện kéo dài, kể cả khi HBV DNA huyết thanh đã giảm xuống dưới ngưỡng phát hiện. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy HBcrAg có nhiều ưu điểm trong theo dõi điều trị CHB và xơ gan (Liver cirrhosis - LC). Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về HBcrAg. <em>Mục tiêu:</em> Đánh giá mối tương quan giữa nồng độ HBcrAg với tải lượng HBV DNA tương ứng trong huyết thanh ở hai nhóm nghiên cứu. <em>Đối tượng&nbsp;và phương pháp:</em> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 172 bệnh nhân được chẩn đoán CHB, LC do nhiễm HBV khám và điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. HBcrAg được định lượng trên hệ thống lumipulse G1200 của hãng Fujirebio (Nhật Bản<em>). Kết quả:</em> Tương quan giữa nồng độ HBcrAg và HBV DNA ở hai nhóm CHB và LC là tương quan thuận với hệ số lần lượt là r = 0,551 và r = 0,649. Nồng độ HBcrAg là chỉ số giảm chậm hơn so với HBV DNA ở các bệnh nhân điều trị thuốc kháng virus. <em>Kết luận:</em> Có sự tương quan thuận giữa nồng độ HBcrAg và tải lượng HBV DNA. HBcrAg có thể là dấu ấn tốt hơn HBV DNA trong theo dõi điều trị kháng virus ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính.</p> Trần Đăng Ninh, Nghiêm Xuân Hoàn, Đỗ Tuấn Anh, Trương Ngọc Nam, Bùi Tiến Sỹ, Lê Văn Nam, Phạm Châu, Đặng Thị Bích, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Đăng Mạnh Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2216 Thu, 06 Jun 2024 00:00:00 +0000 Nghiên cứu tính đa hình đơn nucleotide của gen mã hoá TNF- và mối liên quan với một số chỉ số huyết học ở bệnh nhân viêm khớp vảy nến https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2217 <p><em>Mục tiêu:</em> Xác định tỷ lệ kiểu gen đa hình đơn nucleotide gen TNF-a (rs1799964 và rs1799724) và các chỉ số huyết học ở bệnh nhân viêm khớp vảy nến<em>. Đối tượng và phương pháp:</em> Nghiên cứu bệnh-chứng tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh (từ tháng 3/2023 đến tháng 11/2023) trên 43 bệnh nhân viêm khớp vảy nến và 43 bệnh nhân vảy nến mảng (nhóm chứng), bắt cặp theo độ tuổi và giới tính. Chẩn đoán viêm khớp vảy nến dựa theo tiêu chuẩn CASPAR. Các thông số huyết học được ghi nhận từ kết quả xét nghiệm của bệnh nhân. Xác định kiểu gen của đa hình đơn nucleotide gen TNF-a (rs1799964 và rs1799724) được thực hiện bằng kỹ thuật giải trình tự Sanger. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 25<em>. Kết quả:</em> Thời gian mắc bệnh trung bình của nhóm viêm khớp vảy nến cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm vảy nến mảng (p=0,035). Tỉ lệ xuất hiện kiểu gen TT của rs1799964 ở nhóm viêm khớp vảy nến cao hơn nhóm vảy nến mảng và ngược lại đối với kiểu gen CC của rs1799724, tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê. Ở bệnh nhân viêm khớp vảy nến mang alen T của rs1799964 có chỉ số NLR cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm mang alen C. <em>Kết luận: </em>Ngoại trừ thời gian mắc bệnh, chưa ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng cũng như phân bố kiểu gen của hai đa hình đơn nucleotide (rs1799964 và rs1799724) giữa hai nhóm. Đồng thời, ghi nhận mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiểu alen của đa hình đơn nucleotide rs1799964 với chỉ số NLR ở nhóm bệnh nhân viêm khớp vảy nến.</p> Ngô Minh Vinh, Lý Thiên Phúc Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2217 Thu, 06 Jun 2024 00:00:00 +0000 Đánh giá mối liên quan giữa thang điểm S.T.O.N.E trên cắt lớp vi tính đa dãy với hiệu quả tán sỏi thận qua da https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2218 <p><em>Mục tiêu:</em> Nghiên cứu nhằm đánh giá mối liên quan giữa thang điểm S.T.O.N.E trên cắt lớp vi tính (CLVT) đa dãy với hiệu quả tán sỏi thận qua da. <em>Đối tượng và phương pháp:</em> Nghiên cứu mô tả trên 71 bệnh nhân (BN) sỏi thận, được chụp CLVT đa dãy hệ tiết niệu trước tán sỏi qua da tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 07/2022 đến 07/2023 và đồng ý tham gia nghiên cứu. Thang điểm S.T.O.N.E bao gồm 5 thông số được tính từ phim CLVT trước tiêm cản quang: Kích thước sỏi (<strong>S</strong>ize), chiều dài đường hầm (<strong>T</strong>ract length), tình trạng tắc nghẽn (<strong>O</strong>bstruction), số lượng đài thận mang sỏi (<strong>N</strong>umber of involved calices) và tỷ trọng sỏi (<strong>E</strong>ssence of stone density) được sử dụng để đối chiếu với hiệu quả tán sỏi qua da. <em>Kết quả:</em> Tuổi trung bình của nhóm BN là 53,8 ± 12,3. Tỷ lệ nam/nữ = 1,54. Điểm S.T.O.N.E là 6 (n = 17), 7 (n = 16), 8 (n = 13), 9 (n = 8), 10 (n = 9), 11 (n = 5) và 12 (n = 3) có mối tương quan rất chặt chẽ với thời gian tán sỏi (r = 0,94, p=0,001) và tỷ lệ sạch sỏi sau tán (r = -0,97, p&lt;0,001). <em>Kết luận:</em> Đánh giá độ phức tạp của sỏi thận bằng thang điểm S.T.O.N.E có ý nghĩa tiên lượng hiệu quả tán sỏi qua da nên cần áp dụng thường quy trước tán sỏi thận.</p> Hoàng Đình Âu, Trần Quốc Hòa, Thân Thị Minh Nguyệt Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2218 Thu, 06 Jun 2024 00:00:00 +0000 Đánh giá tình trạng ứ sắt ở gan và tim trên máy cộng hưởng từ của bệnh nhân thalassemia https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2219 <p><em>Mục tiêu:</em> Đánh giá ứ sắt ở gan và tim trên máy cộng hưởng từ; đánh giá mối tương quan mức độ ứ sắt ở gan và tim trên cộng hưởng từ với nồng độ ferritin huyết thanh. <em>Đối tượng và phương pháp</em>: 566 bệnh nhân thalassemia trong thời gian từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 8 năm 2016 với các chỉ số nghiên cứu là tuổi, giới, thành phần huyết sắc tố, nồng độ ferritin huyết thanh, LIC, MIC, R2* T2*. <em>K</em><em>ết qu</em><em>ả:</em> Trong 566 bệnh nhân có 16,2% là alpha thalassemia, 34,5% beta thalassemia, 49,3% betathalassemia/HbE. Nồng độ ferritin trung bình nhóm nghiên cứu là 3108,9 ± 1841,6. T2*gan trung bình nồng độ 1,9 ± 1,4 (ms), R2*gan trung bình 670,4 ± 252,1 (Hz) Nồng độ sắt trung bình ở gan trên CHT (LIC trung bình) là 18,2 ± 7,1 (mg/g), Mức độ không ứ sắt ở tim trên Cộng hưởng từ&nbsp; chiếm cao nhất, 474 bệnh nhân. Có 36 bệnh nhân nặng có T2*&lt; 10ms. Số bệnh nhân có T2*tim &gt; 20ms là 92 bệnh nhân chiếm 16,3%, nhóm Ferritin và LIC có tương quan thuận (R = 0,513; p=0,000). Ferritin và T2* có tương quan nghịch ở nhóm mức độ trung bình (R = -0,31; p=0.00). Chỉ số LIC và MIC trên cộng hưởng từ có mối tương quan thuận mức độ thấp (R = 0,21; p=0.00). <em>Kết luận:</em> Các giá trị trên cho ta thấy nhóm nghiên cứu có tình trạng ứ sắt trong cơ thể là nặng nề. Kiểm soát nồng độ sắt trong tim giúp tăng tuổi thọ của bệnh nhân. Có tương quan giữa nồng độ sắt trong gan và tim với nồng độ ferritin huyết thanh, việc theo dõi đánh giá mức độ ứ sắt ở gan và tim trên CHT là rất cần thiết.</p> Đặng Thái Tôn, Nguyễn Ngọc Trung, Trần Thị Như Quỳnh, Bùi Thị Minh Phượng, Vũ Đăng Lưu, Nguyễn Ngọc Tráng, Phạm Minh Thông Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2219 Thu, 06 Jun 2024 00:00:00 +0000 Nồng độ visfatin huyết thanh và hội chứng chuyển hoá trên bệnh nhân vảy nến thông thường tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2220 <p><em>Mục tiêu:</em> Khảo sát nồng độ visfatin huyết thanh và mối liên quan với hội chứng chuyển hoá trên bệnh nhân vảy nến thông thường tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh. <em>Đối tượng và phương pháp:</em> Nghiên cứu cắt nang mô tả thực hiện trên 40 bệnh nhân vảy nến thông thường tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 4/2023 đến tháng 12/2023<em>.</em> <em>Kết quả:</em> Nồng độ visfatin ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hoá (HCCH) là 52,6 ± 27,2ng/ml cao hơn so với nhóm không có hội chứng chuyển hoá 45,7 ± 24,5ng/ml, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,419). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ tuổi giữa nhóm bệnh nhân có HCCH so với nhóm không có HCCH (p&lt;0,001). Có mối liên quan giữa khởi phát vảy nến sớm với HCCH (p&lt;0,05). Có sự khác biệt về nồng độ visfatin ở vảy nến có và không có biểu hiện móng (p&lt;0,05). <em>Kết luận:</em> Không có sự khác biệt nồng độ visfatin giữa bệnh nhân vảy nến có hội chứng chuyển hoá và không có hội chứng chuyển hoá.</p> Ngô Minh Vinh Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2220 Thu, 06 Jun 2024 00:00:00 +0000 Tình trạng dinh dưỡng lúc nhập viện và một số yếu tố liên quan ở người bệnh COVID-19 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2221 <p><em>Mục tiêu:</em> Khảo sát tình trạng dinh dưỡng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan ở người bệnh COVID-19 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. <em>Đối tượng và phương pháp: </em>Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành với cỡ mẫu 103 người COVID-19 từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 6 năm 2023<em>. Kết quả:</em> Trong tổng số 103 người bệnh, tuổi trung bình là 70,6 ± 16,7 tuổi. Khi đánh giá bằng công cụ SGA nhận thấy: SGA-A (không suy dinh dưỡng) chiếm 70,9%; SGA-B (suy dinh dưỡng nhẹ và vừa) chiếm 23,3%; SGA-C (suy dinh dưỡng nặng) chiếm 5,8%. Tỷ lệ có thở máy chiếm 23,3%. Tỷ lệ tử vong trong quá trình điều trị chiếm 18,4%. Chẩn đoán thiếu máu chiếm 14,6%, giảm albumin máu chiếm 33,0%<em>. Kết luận: </em>SDD ở người bệnh COVID-19 chiếm tỷ lệ cao là 29,1%, có mối liên quan giữa tuổi, thở máy, thiếu máu với tình trạng SDD theo SGA của đối tượng nghiên cứu. Vì vậy, tất cả người bệnh COVID-19 nhập viện cần phải sàng lọc đánh giá tình trạng dinh dưỡng, để có định hướng xử trí điều trị, giảm thiểu nguy cơ biến chứng và tử vong ở người bệnh.</p> Lương Tuấn Anh, Nguyễn Trọng Thế, Lê Thanh Hà, Phạm Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Văn Lưu Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2221 Thu, 06 Jun 2024 00:00:00 +0000 Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ ở những bà mẹ sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, năm 2021 - 2023 https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2222 <p><em>Mục tiêu</em>: mô tả thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. <em>Đối tượng và phương pháp:</em> Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tổng số 550 bà mẹ. <em>Kết quả:</em> 79,1% bà mẹ trong độ tuổi 21-35 tuổi, sinh mổ chiếm 56,2%, 91,6% người mẹ được tư vấn thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, 65,8% trẻ được thực hiện da kề da, trong số đó có 94,6% số trẻ sinh thường được thực hiện da kề da. Tỷ lệ trẻ được bú sớm trong khoảng 1 giờ đầu sau sinh 37,3%. Có 91,6% người mẹ sinh con tại bệnh viện được hỗ trợ thực hành nuôi con bằng sữa mẹ với 4 hình thức khác nhau trong đó mát xa vú đạt 60,9%. Tỷ lệ cho con bú mẹ hoàn toàn trong thời gian nằm viện 18,9%. <em>Kết luận</em>: Phần lớn người mẹ được tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, tuy nhiên tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong thời gian nằm viện còn thấp.</p> Vũ Văn Du, Lê Thị Ngọc Hương Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2222 Thu, 06 Jun 2024 00:00:00 +0000