https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/issue/feedJournal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy2024-11-06T11:02:48+00:00PHÒNG KHOA HỌC QUÂN SỰtapchi108@benhvien108.vnOpen Journal Systemshttps://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2379Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đa chấn thương có tổn thương gan tại Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Trung ương Quân đội 1082024-11-06T11:02:48+00:00Ngô Đình Trungchitam0895hvqy@gmail.comNguyễn Chí Tâmchitam0895hvqy@gmail.comNguyễn Tài Thuchitam0895hvqy@gmail.comĐỗ Văn Namchitam0895hvqy@gmail.comĐào Trọng Chínhchitam0895hvqy@gmail.comThân Thị Phượngchitam0895hvqy@gmail.comNguyễn Thị Phương Thảochitam0895hvqy@gmail.comNguyễn Thị Quỳnh Giangchitam0895hvqy@gmail.comĐào Văn Duy chitam0895hvqy@gmail.comLưu Xuân Huânchitam0895hvqy@gmail.com<p><em>Mục tiêu: </em>Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân chấn thương gan trong bệnh cảnh đa chấn thương. <em>Đối tượng và phương pháp:</em> Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu các trường hợp chấn thương gan trong bệnh cảnh đa chấn thương điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2022 đến tháng 9/2023. <em>Kết quả: </em>Có 80 bệnh nhân chấn thương gan nhập viện, tuổi trung bình là 34,1 ± 13,1, nam giới chiếm 85%, nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông, tỷ lệ tử vong 25%. Tổn thương các cơ quan phối hợp gồm: Chấn thương sọ não và cột sống cổ (53,3%), hàm mặt (36,6%), ngực (76,6%), chi thể (46,7%), da mô mềm (23,3%). Tổn thương gan thường gặp nhất là độ III (33%) và độ IV (30%). Tỷ lệ tử vong tăng dần theo độ tổn thương gan. Điểm ISS, huyết động khi nhập viện, nồng độ creatinin, bilirubin và lactate máu có giá trị tiên lượng tử vong, trong đó nồng độ lactate có giá trị độc lập tiên lượng tử vong. Có 65% bệnh nhân được điều trị bảo tồn với kết quả sống là 89,5%. <em>Kết luận:</em> Chấn thương gan trong bệnh cảnh đa chấn thương gặp nhiều ở nam giới trẻ tuổi, thường đi kèm với chấn thương ngực kín và chấn thương sọ não. Ngoài tình trạng tổn thương nặng khi nhập viện, suy thận và suy gan sau chấn thương là những yếu tố tiên lượng tử vong. Việc điều trị bảo tồn chấn thương gan mang lại kết quả tốt.</p>2024-11-05T00:00:00+00:00Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2380Mối tương quan giữa nồng độ interleukin-6 huyết tương và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên (STEMI)2024-11-06T11:02:48+00:00Nguyễn Duy Toànndtoan.hvqy@gmail.comPhạm Sơn Lâmndtoan.hvqy@gmail.comNguyễn Bá Thắngndtoan.hvqy@gmail.comĐỗ Văn Chiếnndtoan.hvqy@gmail.com<p><em>Mục tiêu:</em> Tìm hiểu mối tương quan giữa nồng độ interleukin-6 (IL-6) huyết tương với một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân STEMI. <em>Đối tượng và phương pháp:</em> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 60 bệnh nhân STEMI tại Bệnh viện Trung ương Quân đội (TƯQĐ) 108 từ tháng 10 năm 2023 đến tháng 4 năm 2024. <em>Kết quả:</em> Mức trung vị nồng độ IL-6 huyết tương là 20,2pg/mL (tứ phân vị dưới: 9,2pg/mL; tứ phân vị trên: 35,6pg/mL), cao hơn có ý nghĩa so với giá trị tham chiếu, p<0,001. Nồng độ IL-6 nhóm có suy tim Killip II-IV là 61,1 (30,9; 79,3) pg/mL, cao hơn ở nhóm có mức độ Killip I là 10,9 (8,3; 23,2) pg/mL, p<0,001. Có sự tương quan thuận đáng kể giữa nồng độ IL-6 huyết tương và khoảng thời gian từ khi khởi phát đến khi nhập viện (r = 0,501, p<0,001) và với điểm TIMI (r = 0,694, p<0,001). <em>Kết luận</em>: Nồng độ IL-6 tăng cao ở những bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp và có mối tương quan thuận giữa nồng độ IL-6 huyết tương với thời gian nhồi máu cơ tim từ khi khởi phát đến khi nhập viện và với điểm nguy cơ TIMI.</p>2024-11-05T00:00:00+00:00Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2381Nghiên cứu chỉ số tương hợp thất trái - động mạch bằng siêu âm tim ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối2024-11-06T11:02:48+00:00Phạm Vũ Thu Hàbstuyetv110@gmail.comTrần Đức Hùngbstuyetv110@gmail.comNguyễn Duy Toànbstuyetv110@gmail.comDương Thị Tuyếtbstuyetv110@gmail.com<p><em>Mục tiêu</em>: Khảo sát độ đàn hồi động mạch (E<sub>a</sub>), độ đàn hồi thất trái cuối tâm thu (E<sub>es</sub>), chỉ số tương hợp thất trái - động mạch (VAC) ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính (BTMT) giai đoạn cuối. <em>Đối tượng và phương pháp</em>: Gồm 2 nhóm: Nhóm nghiên cứu: Gồm 67 BN được chẩn đoán BTMT giai đoạn cuối, đang điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 08/2023 đến tháng 12/2023. Nhóm đối chứng: 32 đối tượng khỏe mạnh đi khám sức khỏe và chuẩn bị hiến thận. <em>Kết quả</em>: E<sub>a</sub> của nhóm BTMT (3,16 ± 0,94mmHg/ml) cao hơn nhóm chứng (2,76 ± 0,75mmHg/ml) (p=0,04). VAC của nhóm BTMT (0,72 ± 0,19) cao hơn nhóm chứng (0,61 ± 0,08) (p=0,003). E<sub>es</sub> của nhóm ≤ 50 tuổi (4,37 ± 1,50mmHg/ml) nhỏ hơn nhóm > 50 tuổi (5,47 ± 1,50mmHg/ml) (p=0,02). VAC của nhóm ≤ 50 tuổi (0,74 ± 0,20) lớn hơn nhóm > 50 tuổi (0,62 ± 0,13) (p=0,04). Sự khác biệt về E<sub>a </sub>ở bệnh nhân BTMT theo nhóm tuổi không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). <em>Kết luận</em>: VAC, E<sub>a,</sub> của nhóm BTMT giai đoạn cuối cao hơn nhóm chứng. E<sub>es</sub> của nhóm ≤ 50 tuổi nhỏ hơn nhóm > 50 tuổi. VAC của nhóm ≤ 50 tuổi lớn hơn nhóm > 50 tuổi.</p>2024-11-05T00:00:00+00:00Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2382Biến đổi sức căng nhĩ trái, chỉ số độ cứng nhĩ trái ở bệnh nhân suy tim có rung nhĩ và mối liên quan với nồng độ NT-proBNP2024-11-06T11:01:02+00:00Lê Thị Ngọc Hândrlengochan@gmail.comNguyễn Oanh Oanhdrlengochan@gmail.comLương Công Thứcdrlengochan@gmail.com<p><em>Mục tiêu:</em> Tìm hiểu sự biến đổi sức căng nhĩ trái, chỉ số độ cứng nhĩ trái ở bệnh nhân (BN) suy tim có rung nhĩ (RN) và mối liên quan với nồng độ NT-proBNP. <em>Đối tượng và phương pháp:</em> Nghiên cứu trên 116 BN suy tim (58 BN có rung nhĩ mạn tính và 58 BN không có rung nhĩ) điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 02/2023 đến tháng 6/2023. Các BN được xét nghiệm NT-proBNP và siêu âm tim đánh giá sức căng nhĩ trái, chỉ số độ cứng nhĩ trái. <em>Kết quả:</em> Sức căng dự trữ nhĩ trái (LASr) ở nhóm BN suy tim có RN thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm suy tim không có RN (8,3 ± 3,1% so với 17,3 ± 11%, p<0,001). Chỉ số độ cứng nhĩ trái (LASI) ở nhóm BN suy tim có RN cao hơn có ý nghĩa so với nhóm suy tim không có RN (2,5 ± 1,2 so với 1,5 ± 2,1, p=0,002). Ở BN suy tim có RN, LASr tương quan nghịch với nồng độ NT-proBNP (r = -0,44, p=0,048), LASI tương quan thuận với nồng độ NT-proBNP (r = 0,84, p=0,033). <em>Kết luận:</em> LASr giảm và có mối tương quan nghịch với nồng độ NT-proBNP ở BN suy tim có RN. LASI tăng và có mối tương quan thuận với nồng độ NT-proBNP ở BN suy tim có RN.</p>2024-11-05T00:00:00+00:00Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2383Cập nhật xử trí polyp đại trực tràng kích thước nhỏ2024-11-06T11:01:02+00:00Lê Đình Quangquangledinh@ump.edu.vnHuỳnh Mạnh Tiếnquangledinh@ump.edu.vnLê Quang Nhânquangledinh@ump.edu.vnQuách Trọng Đứcquangledinh@ump.edu.vn<p>Polyp đại trực tràng có mối liên hệ mật thiết với ung thư đại trực tràng. Hơn 90% các polyp được phát hiện trên nội soi có kích thước nhỏ (< 10mm), trong đó tỉ lệ polyp tân sinh rất khiêm tốn. Nếu cắt toàn bộ polyp này dẫn đến bệnh nhân phải đối mặt nguy cơ chảy máu, thủng sau thủ thuật và gánh nặng chi phí không cần thiết. Việc xử trí và theo dõi sau cắt polyp kích thước nhỏ cần dựa vào đặc điểm của polyp trên nội soi ánh sáng trắng, hình ảnh tăng cường và kết quả mô bệnh học. Phần lớn các polyp kích thước nhỏ có thể dễ dàng xử trí qua nội soi, trong đó kĩ thuật cắt lạnh được ưu tiên lựa chọn do khả năng lấy trọn tổn thương cao và tỉ lệ biến chứng sau thủ thuật rất thấp. Trong khi, cắt niêm mạc và cắt tách dưới niêm mạc nội soi nên được ưu tiên khi polyp có dấu hiệu gợi ý ung thư bề mặt</p>2024-11-05T00:00:00+00:00Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2384Kết quả điều trị tân bổ trợ toàn bộ ở bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn II, III tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 1082024-11-06T11:01:02+00:00Doãn Thị Thu Giangdoanthugiang108@gmail.comVũ Hồng Thăngdoanthugiang108@gmail.comNguyễn Thị Minh Phươngdoanthugiang108@gmail.comPhạm Đình Phúcdoanthugiang108@gmail.comTrần Ngọc Longdoanthugiang108@gmail.comĐinh Hữu Tâmdoanthugiang108@gmail.comVũ Quang Phongdoanthugiang108@gmail.com<p><em>Mục tiêu</em>: Đánh giá kết quả đáp ứng hoàn toàn trên mô bệnh học (pathological Complete Response - pCR) của bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn II, III được điều trị tân bổ trợ toàn bộ (Total Neoadjuvant Therapy - TNT) và các yếu tố liên quan đến pCR. <em>Đối tượng và phương pháp</em>: Nghiên cứu can thiệp không có nhóm chứng trên 51 BN UTTT vị trí 1/3 giữa, dưới giai đoạn II-III được hóa xạ trị (HXT), tổng liều xạ 50,4Gy/28Fx kết hợp hóa chất capecitabine 825mg/m<sup>2</sup>/ngày ´ 2 lần/ngày ´ 28 ngày xạ, theo sau bởi 12-16 tuần điều trị hóa chất tân bổ trợ bằng phác đồ mFOLFOX6. Phẫu thuật được tiến hành sau hóa trị 2-4 tuần. Đánh giá đáp ứng trên mô bệnh học theo mức độ thoái lui u. <em>Kết quả</em>: Trong nghiên cứu có 98% (50/51 BN) có đáp ứng trên mô bệnh học, trong đó tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn là 33,3%. 1 BN bệnh tiến triển sau điều trị chiếm 2%. Các yếu tố ảnh hưởng đến pCR bao gồm: Chiều dài khối u, giai đoạn N, tuổi và đáp ứng trên lâm sàng. Trong đó: BN có chiều dài u ≤ 4cm có pCR 60% cao hơn so với chiều dài > 4cm, pCR 22,2%, p=0,029, BN N<sub>0</sub>, N<sub>1</sub>, N<sub>2</sub> có tỷ lệ pCR lần lượt là 100%, 60% và 25% (p=0,012), BN từ 65 tuổi trở lên có pCR 52,9% cao hơn so với tuổi dưới 65, pCR 23,5%, p=0,036. BN đạt được đáp ứng hoàn toàn trên lâm sàng (clinical Complete Response- cCR) có tỷ lệ pCR cao hơn so với BN không đạt được cCR (62,50% và 20%, p=0,003). <em>Kết luận: </em>Điều trị tân bổ trợ toàn bộ trước phẫu thuật cho tỷ lệ đáp ứng trên mô bệnh học cao. BN có chiều dài khối u ≤ 4cm, giai đoạn N<sub>0-1</sub>, cao tuổi có cơ hội đạt được pCR cao hơn so với BN có chiều dài khối u > 4cm, giai đoạn hạch N<sub>2</sub>, trẻ tuổi. BN đạt được cCR có khả năng đạt pCR cao hơn.</p>2024-11-05T00:00:00+00:00Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2385Kết quả điều trị ho ra máu bằng kĩ thuật gây tắc động mạch phế quản chọn lọc tại Bệnh viện Quân y 1752024-11-06T11:01:02+00:00Nguyễn Hải Côngnguyen_med@gmail.comTrương Đình Cẩmnguyen_med@gmail.comNguyễn Minh Thếnguyen_med@gmail.comTrịnh Đức Lợinguyen_med@gmail.comTạ Anh Hoàngnguyen_med@gmail.comĐào Ngọc Bằngnguyen_med@gmail.com<p><em>Mục tiêu</em>: Đánh giá kết quả điều trị ho ra máu bằng kỹ thuật gây tắc động mạch phế quản chọn lọc tại Bệnh viện Quân y 175. <em>Đối tượng và phương pháp</em>: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp ở 32 bệnh nhân ho ra máu được gây tắc động mạch phế quản chọn lọc, điều trị tại Khoa Lao - Bệnh phổi, Bệnh viện Quân y 175, thời gian từ tháng 01/2019 đến tháng 4/2023. <em>Kết quả</em>: Ho máu mức độ nặng với 62,5%, nguyên nhân ho ra máu do giãn phế quản chiếm 50%, lao phổi gặp 41%. Động mạch thủ phạm là động mạch phế quản chiếm 96,9%, hình ảnh tăng sinh mạch gặp 90,6%, thoát thuốc 84,4%. Có 78,1% được gây tắc 1 nhánh động mạch phế quản và 15,6% gây tắc 2 nhánh. Có 75% hết ho máu 24 giờ sau can thiệp và 90,6% ổn định xuất viện. Tỷ lệ tái phát ho máu trong vòng 3 tháng sau can thiệp gặp 6,2%, đều là ho máu mức độ nhẹ và điều trị ngoại trú ổn định. <em>Kết luận</em>: Gây tắc động mạch phế quản chọn lọc là kỹ thuật có hiệu quả và tính an toàn cao trong điều trị ho ra máu và dự phòng ho ra máu tái phát, đặc biệt với các trường hợp ho ra máu mức độ nặng.</p>2024-11-05T00:00:00+00:00Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2386Hội chứng QT dài típ 2: Nhân một trường hợp rung thất được cứu sống và tổng quan y văn2024-11-06T11:01:02+00:00Ngô Lê Xuâncardiologist.quocbaotran@gmail.comHồ Anh Bìnhcardiologist.quocbaotran@gmail.comTrần Quốc Bảocardiologist.quocbaotran@gmail.com<p>Hội chứng QT dài (Long QT Syndrome - LQTS) bẩm sinh là nhóm nguyên nhân quan trọng gây ngất do rối loạn nhịp tim. Chúng tôi báo cáo trường hợp nữ 33 tuổi tiền sử được chẩn đoán ngất do nhịp nhanh thất vào viện vì ngất, ghi nhận khoảng QT hiệu chỉnh trên điện tâm đồ 567,9ms, xét nghiệm gen phát hiện một biến thể dị hợp ở gen KCNH2 tại nhiễm sắc thể số 7 vị trí 150947377 với biến thể NM_000238.4:c.3103del (NP_000229.1:p.Arg1035GlyfsTer22). Bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng QT dài típ 2 và xếp vào nhóm nguy cơ cao. Bệnh nhân ban đầu vẫn được điều trị với propranolol nhưng vẫn còn xuất hiện xoắn đỉnh liên tục, và sau đó bệnh nhân được chỉ định đặt máy phá rung (ICD) để dự phòng đột tử. Xét nghiệm gen trong các trường hợp hội chứng QT dài là cần thiết để chẩn đoán xác định rõ ràng và phân tầng nguy cơ. Chỉ định đặt máy phá rung ICD cần được xem xét trong các trường hợp bệnh nhân ngất do rối loạn nhịp thất để dự phòng đột tử trong nhóm bệnh này.</p>2024-11-05T00:00:00+00:00Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2387Nồng độ interferon-gamma huyết thanh và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân rụng tóc từng vùng2024-11-06T11:00:45+00:00Trần Thị Bích Tiênchuyennguyen@ump.edu.vnNguyễn Thị Hồng Chuyênchuyennguyen@ump.edu.vnNguyễn Tất Thắngchuyennguyen@ump.edu.vn<p><em>Mục tiêu:</em> Xác định nồng độ interferon-gamma (IFN-γ) huyết thanh và mối liên quan với một số yếu tố lâm sàng trên bệnh nhân rụng tóc từng vùng (RTTV). <em>Đối tượng và phương pháp:</em> Mô tả loạt ca, gồm 29 bệnh nhân RTTV và 21 người khỏe mạnh. Mô tả đặc điểm lâm sàng và định lượng nồng độ IFN-γ huyết thanh bằng phương pháp ELISA, với bộ kit thử Human Interferon-gamma High Sensitivity ELISA (ab46048)<em>. </em><em>Kết quả:</em> 29 bệnh nhân RTTV, 16 nam và 13 nữ, độ tuổi trung bình là 32,2 ± 14,2. Nồng độ IFN-g huyết thanh của nhóm bệnh nhân RTTV cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p=0,025). Không có mối liên quan giữa các nhóm gộp theo thang điểm SALTs với nồng độ IFN-g huyết thanh (p>0,05). Nồng độ IFN-g huyết thanh ở nhóm bệnh có sợi tóc bạc màu thấp hơn nhóm còn lại có ý nghĩa thống kê (p=0,03), ở nhóm bệnh có test kéo tóc dương tính cao hơn nhóm còn lại có ý nghĩa thống kê (p=0,003). <em>Kết luận:</em> IFN-g huyết thanh của nhóm bệnh nhân RTTV cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Từ đó cho thấy IFN-g có thể đóng vai trò trong cơ chế bệnh sinh của bệnh RTTV.</p>2024-11-05T00:00:00+00:00Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2388Tạo hình mỏm cụt cánh tay ứng dụng kỹ thuật vi phẫu2024-11-06T11:00:45+00:00Nguyễn Bá Minhhoangkolpinghaus1@yahoo.comNguyễn Ngọc Huyềnhoangkolpinghaus1@yahoo.comNguyễn Quang Vịnhhoangkolpinghaus1@yahoo.comNguyễn Việt Namhoangkolpinghaus1@yahoo.comNguyễn Thế Hoànghoangkolpinghaus1@yahoo.com<p><em>Mục tiêu:</em> Thông báo kết quả tạo hình mỏm cụt chi thể sử dụng vạt ghép phức hợp đồng loại ứng dụng kỹ thuật vi phẫu. <em>Đối tượng và phương pháp:</em> Tất cả các cấu trúc của mỏm cụt đều được phục hồi đầy đủ bởi một vạt ghép có cấu trúc phức hợp. Cuống mạch nuôi được khâu nối vi phẫu kiểu tận tận. <em>Kết quả:</em> Sau mổ tất cả các vết thương đều liền sẹo. Tất cả các mối nối mạch máu đều thông. Bệnh nhân rất hài lòng với kết quả phẫu thuật và đã có thể thực hiện tốt một số các hoạt động lao động và sinh hoạt hàng ngày. <em>Kết luận:</em> Phương pháp mở ra triển vọng phục hồi lại khả năng lao động cho các bệnh nhân bị cụt chi, giúp cải thiện rõ rệt chất lượng cuộc sống và cơ hội nghề nghiệp</p>2024-11-05T00:00:00+00:00Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2389Vi phẫu thuật và ứng dụng lâm sàng trong phục hồi mỏm cụt cẳng tay2024-11-06T11:00:45+00:00Nguyễn Ngọc Huyềnhoangkolpinghaus1@yahoo.comNguyễn Thế Hoànghoangkolpinghaus1@yahoo.comNguyễn Việt Namhoangkolpinghaus1@yahoo.comNgô Thái Hưnghoangkolpinghaus1@yahoo.comNguyễn Bá Minh hoangkolpinghaus1@yahoo.comNguyễn Quang Vịnhhoangkolpinghaus1@yahoo.com<p><em>Mục tiêu:</em> Xác định tầm quan trọng của vi phẫu thuật trong ứng dụng lâm sàng phục hồi lại chi cụt. <em>Đối tượng và phương pháp:</em> Thông báo kết quả lâm sàng tạo hình mỏm cụt ở cẳng tay sử dụng vạt ghép phức hợp có cuống mạch nuôi ứng dụng kỹ thuật vi phẫu. <em>Kết quả:</em> Tất cả các vết thương đều liền sẹo tốt. Vạt ghép phức hợp giúp bệnh nhân thực hiện dễ dàng các hoạt động lao động và sinh hoạt hàng ngày. <em>Kết luận:</em> Vi phẫu thuật mở ra triển vọng để phục hồi lại tối ưu hình thể và chức năng chi cụt và giúp cải thiện rõ rệt chất lượng cuộc sống và khả năng lao động cho bệnh nhân.</p>2024-11-05T00:00:00+00:00Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2390Kết quả sớm phẫu thuật cắt gan theo giải phẫu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại Bệnh viện Quân y 1752024-11-06T11:00:45+00:00Nguyễn Văn Quỳnhquynh44ahvqy@gmail.comTrịnh Văn Thảoquynh44ahvqy@gmail.comNguyễn Văn Mạnhquynh44ahvqy@gmail.comNguyễn Hoàng Giaquynh44ahvqy@gmail.comPhan Văn Hậuquynh44ahvqy@gmail.comLê Đức Trungquynh44ahvqy@gmail.com<p><em>Mục tiêu:</em> Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật cắt gan theo giải phẫu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại Bệnh viện Quân y 175. <em>Đối tượng và phương pháp:</em> Nghiên cứu mô tả, hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 58 bệnh nhân được phẫu thuật cắt gan theo giải phẫu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 01/2022 đến tháng 5/2024. <em>Kết quả:</em> Tuổi trung bình: 58,4 ± 13,0, độ tuổi ³ 60 chiếm 51,7%. Nam giới chiếm 89,7%. Có 60,3% tình cờ phát hiện u gan. Tỷ lệ mắc viêm gan B: 82,8%, chỉ số AFP trung bình: 658,4 ± 984,4ng/ml. Cắt lớp vi tính trước mổ: U đơn độc (81,0%), u < 5cm (46,6%), u > 5cm (53,4%), u > 10cm (13,8%), dịch ổ bụng (6,9%), huyết khối tĩnh mạch cửa (3,4%). Chức năng gan trước mổ: Child-Pugh A 100%. Cắt gan lớn 25,9%, cắt gan nhỏ 74,1%. Thời gian phẫu thuật trung bình 164,7 ± 38,3 phút. Máu mất trong mổ 254,8 ± 94,5ml, tỷ lệ truyền máu 41,4%. Thời gian nằm viện trung bình sau mổ: 9,7 ± 4,4 ngày. Biến chứng (46,6%) trong đó: Tràn dịch màng phổi (31,0%), cổ chướng (3,4%), rò mật (3,4%), nhiễm trùng vết mổ (3,4%), toác vết mổ (5,2%). Các biến chứng này được phân độ theo bảng phân loại của Clavien: I (34,4%), II (3,4%), IIIa (3,4%), IIIb (5,2%). Không có trường hợp nào tử vong sau mổ. <em>Kết luận:</em> Kết quả sớm của phẫu thuật cắt gan theo giải phẫu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại Bệnh viện Quân y 175 cho thấy an toàn và cần được triển khai thường quy</p>2024-11-05T00:00:00+00:00Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2391Chiến lược thiết lập ống thông động mạch trong phẫu thuật bóc tách động mạch chủ loại A theo Stanford2024-11-06T11:00:22+00:00Nguyễn Thái Anan.nguyenthai@gmail.comMai Văn Việnan.nguyenthai@gmail.comNguyễn Hữu Ướcan.nguyenthai@gmail.com<p><em>Mục tiêu: </em>Chiến lược thiết lập ống thông động mạch trong phẫu thuật bóc tách động mạch chủ loại A theo Stanford. <em>Đối tượng và phương pháp:</em> Hồi cứu tất cả trường hợp bóc tách động mạch chủ loại A theo Stanford cấp tính được điều trị bằng phẫu thuật thay quai động mạch chủ từ tháng 01/2020 đến tháng 01/2023 tại Bệnh viện Chợ Rẫy. <em>Kết quả:</em> Có 102 bệnh nhân trong nghiên cứu, tỷ lệ nam/nữ = 2,5. Tuổi trung bình: 56,45 ± 11,79. Lựa chọn thiết lập đường động mạch chạy tuần hoàn ngoài cơ thể: Động mạch chủ ngực lên 46 (45,2%) trường hợp, động mạch nách phải 20 trường hợp (19,6%) và động mạch đùi 36 trường hợp (35,5%). Các biến chứng sau phẫu thuật: Chạy thận nhân tạo 18 trường hợp (17,8%), nhồi máu não 11 trường hợp (10,8%), tỷ lệ tử vong 10/102 trường hợp (9,8%). <em>Kết luận:</em> Đặt ống thông động mạch đùi, động mạch nách và động mạch chủ lên là 3 chiến lược đặt ống thông chính trong phẫu thuật bóc tách cấp tính động mạch chủ loại A theo Stanford trên thế giới. Mỗi chiến lược có ưu điểm và nhược điểm riêng.</p>2024-11-05T00:00:00+00:00Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2392Liệu thời điểm phẫu thuật bắc cầu chủ vành có ảnh hưởng đến kết quả sớm ở người bệnh nhồi máu cơ tim cấp ST không chênh lên?2024-11-06T11:00:22+00:00Nguyễn Thái Minhnguyenthaiminh@timhanoi.vnNguyễn Sinh Hiềnnguyenthaiminh@timhanoi.vnĐoàn Quốc Hưngnguyenthaiminh@timhanoi.vn<p><em>Mục tiêu:</em> Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích xác định tác động của thời điểm bắc cầu chủ vành đến kết quả sớm ở nhóm người bệnh này. <em>Đối tượng và phương pháp:</em> Nghiên cứu hồi cứu 307 người bệnh nhồi máu cơ tim cấp ST không chênh lên được phẫu thuật bắc cầu chủ vành tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2022. Chia 3 nhóm: Nhóm A (mổ trong vòng 24 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng - 30 người bệnh), nhóm B (mổ trong vòng 24-72 giờ - 65 người bệnh), nhóm C (mổ sau 72 giờ - 212 người bệnh). Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến thời điểm bắc cầu chủ vành ở bệnh nhân NMCT cấp có ST không chênh lên qua tỷ lệ tử vong và biến chứng sớm trong giai đoạn nằm viện. <em>Kết quả:</em> Không có sự khác biệt về tuổi, giới, bệnh đi kèm giữa 3 nhóm. Nhóm B có nguy cơ cao với điểm Euroscore II cao nhất (10,05%). Tỷ lệ tử vong chung tại bệnh viện là 4,2%. Tỷ lệ này của 3 nhóm lần lượt là 6,67%, 7,7% và 2,8% nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3 nhóm. Không có sự khác biệt về tỷ lệ mổ lại do chảy máu và thời gian nằm viện sau mổ giữa 3 nhóm. <em>Kết luận: </em>Thời điểm phẫu thuật bắc cầu chủ vành không ảnh hưởng đến kết quả sớm ở người bệnh nhồi máu cơ tim ST không chênh lên</p>2024-11-05T00:00:00+00:00Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2393Mô hình hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người trên thế giới và kinh nghiệm áp dụng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 1082024-11-06T11:00:22+00:00Lê Trung Hiếuleanhvan.hmu@gmail.comNguyễn Thị Xuân Linhleanhvan.hmu@gmail.comQuách Thị Hà leanhvan.hmu@gmail.comLê Ánh Vânleanhvan.hmu@gmail.com<p class="ghichu">Ghép mô và bộ phận cơ thể người là kỹ thuật chuyên sâu đang phát triển tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Tây Ban Nha và Hàn Quốc là hai quốc gia có chuyên ngành ghép tạng phát triển, đứng đầu về tỷ lệ hiến tạng/1 triệu dân và có mô hình tổ chức hiến, ghép tạng chuyên nghiệp, hiệu quả. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã học hỏi và áp dụng các mô hình trong công tác xây dựng Trung tâm Ghép mô và bộ phận cơ thể người. Mô hình có khả năng áp dụng tại các cơ sở y tế khác và sẽ tiếp tục được phát triển trong tương lai.</p>2024-11-05T00:00:00+00:00Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2394Nghiên cứu tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến tăng glucose máu giai đoạn sớm sau ghép thận2024-11-06T11:00:22+00:00Đỗ Văn Nambsngotrung@gmail.comBùi Văn Mạnhbsngotrung@gmail.comTrần Quốc Việtbsngotrung@gmail.comNguyễn Thị Thubsngotrung@gmail.comNguyễn Tài Thubsngotrung@gmail.comThân Thị Phượngbsngotrung@gmail.comNguyễn Đăng Chínhbsngotrung@gmail.comChế Minh Tuấnbsngotrung@gmail.comVương Thành Côngbsngotrung@gmail.comNguyễn Tiến Lợibsngotrung@gmail.comNgô Đình Trungbsngotrung@gmail.com<p><em>Mục tiêu:</em> Xác định tỷ lệ và đánh giá một số yếu tố liên quan đến tăng glucose máu giai đoạn sớm sau ghép thận. <em>Đối tượng và p</em><em>hương pháp:</em> Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, theo dõi dọc 100 bệnh nhân ghép thận từ người cho sống tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 3 năm 2023 đến tháng 12 năm 2023, thời gian theo dõi sau ghép là 45 ngày. <em>Kết quả:</em> Tỷ lệ tăng glucose máu giai đoạn sớm sau ghép thận là 74% tổng số bệnh nhân. Nhóm bệnh nhân trên 40 tuổi, thừa cân béo phì, rối loạn dung nạp glucose trước ghép có nguy cơ tăng glucose máu giai đoạn sớm sau ghép thận cao hơn các nhóm bệnh nhân còn lại với OR lần lượt là 3,96, 3,91 và 4,75, p<0,05. Tuy nhiên, khi phân tích hồi quy logistic đa biến, chỉ có thừa cân béo phì là yếu tố nguy cơ cho tăng glucose máu giai đoạn sớm sau ghép thận với OR là 3,73, p<0,05. <em>Kết luận:</em> Tăng glucose máu gặp ở phần lớn bệnh nhân trong giai đoạn sớm sau ghép thận. Tuổi của bệnh nhân trên 40, thừa cân béo phì và rối loạn dung nạp glucose trước ghép là các yếu tố nguy cơ cho tăng glucose máu giai đoạn sớm sau ghép thận. Trong đó, thừa cân béo phì là yếu tố nguy cơ độc lập cho tăng glucose máu giai đoạn sớm sau ghép thận.</p>2024-11-05T00:00:00+00:00Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2395Điều phối thành công bệnh nhân hiến tạng chết não với số lượng ghép mô tạng nhiều nhất Việt Nam: Nhân một trường hợp và điểm lại y văn2024-11-06T11:00:22+00:00Lê Trung Hiếuleanhvan.hmu@gmail.comNguyễn Thị Xuân Linhleanhvan.hmu@gmail.comQuách Thị Hàleanhvan.hmu@gmail.comNguyễn Thị Thuý Anleanhvan.hmu@gmail.comLê Ánh Vânleanhvan.hmu@gmail.com<p><em>Đặt vấn đề:</em> Nhu cầu ghép tạng rất lớn và hiến đa tạng chết não/chết tim là xu hướng chung trên toàn thế giới, đặc biệt là tại châu Âu và châu Mỹ. Vai trò của các Trung tâm Điều phối tạng quốc gia rất quan trọng trong công tác quản lý và tận dụng tối đa nguồn tạng hiến. <em>Trường hợp lâm sàng</em>: Chúng tôi báo cáo một trường hợp vận động và hiến ghép đa mô tạng thành công tại Bệnh viện TƯQĐ 108 với 7 mô tạng bao gồm 1 gan, 2 thận, 1 tụy, 1 tim, 2 chi trên và 2 giác mạc đồng thời điều phối tạng phổi đến ghép tại Bệnh viện Phổi Trung ương bởi Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia vào tháng 1 năm 2024. Người hiến đa tạng chết não là nam giới, 26 tuổi, đang điều trị tại Khoa Hồi sức ngoại và Ghép tạng của Bệnh viện TƯQĐ 108, sau khi được vận động và giải thích gia đình có nguyện vọng hiến tạng cứu người. Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia đã tổ chức thực hiện lấy đa tạng tại Bệnh viện TƯQĐ 108, rồi điều phối tạng phổi đến ghép tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Công tác vận chuyển, tổ chức, lấy và phân phối tạng hiến, ghép các tạng đều diễn ra rất thuận lợi và thành công tại Bệnh viện TƯQĐ 108 và Bệnh viện Phổi Trung ương. Cho đến nay, các bệnh nhân nhận tạng đều tiến triển tốt. <em>Kết luận:</em> Trường hợp hiến ghép đa tạng từ nguồn hiến bệnh nhân chết não với số lượng lớn về mô tạng được ghép thành công, với sự điều phối của Trung tâm điều phối Ghép tạng Quốc gia, đã chứng tỏ hiệu quả của công tác điều phối hiến - ghép tạng ở Việt Nam cũng như năng lực làm chủ kỹ thuật ghép tạng.</p>2024-11-05T00:00:00+00:00Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2396Đánh giá giá trị phát hiện virus dengue bằng phương pháp real-time PCR đa mồi với bộ mồi và đầu dò tự thiết kế dựa trên trình tự virus dengue phân lập tại Việt Nam2024-11-06T11:00:22+00:00Trần Thị Thu Hiềntruongnhatmy@gmail.comĐào Thị Huyềntruongnhatmy@gmail.comTrần Thị Thanh Huyềntruongnhatmy@gmail.comNguyễn Thị Hiệptruongnhatmy@gmail.comPhạm Văn Chungtruongnhatmy@gmail.comNguyễn Thị Thúytruongnhatmy@gmail.comNguyễn Trọng Thếtruongnhatmy@gmail.comNguyễn Đăng Mạnhtruongnhatmy@gmail.comVũ Viết Sángtruongnhatmy@gmail.comTrương Nhật Mỹtruongnhatmy@gmail.com<p><em>Mục tiêu:</em> Nghiên cứu có mục tiêu đánh giá quy trình real-time PCR đa mồi định type virus dengue sử dụng bộ sinh phẩm 108 DENV Real-time PCR với bộ mồi/đầu dò do nhóm nghiên cứu tự thiết kế dựa trên dữ liệu trình tự gen virus dengue phân lập tại Việt Nam. <em>Đối tượng và phương pháp</em>: Tổng số 284 mẫu bệnh phẩm máu của bệnh nhân chẩn đoán sốt xuất huyết dengue được thu thập tại Bệnh viện TƯQĐ 108 trong giai đoạn tháng 10/2021 đến tháng 12/2022, ở Hà Nội, được tách chiết RNA và sử dụng cho đánh giá bộ sinh phẩm 108 DENV Real-time PCR và so sánh với bộ sinh phẩm xét nghiệm của CDC Hoa Kỳ (CE-IVD). <em>Kết quả</em>: Bộ sinh phẩm tự thiết kế định type virus dengue có ngưỡng phát hiện 102 bản sao/μL, độ đặc hiệu kỹ thuật 100%. Nghiên cứu thực hiện định type trên 284 mẫu bệnh phẩm cho thấy bộ sinh phẩm tự thiết kế có độ nhạy phát hiện virus dengue nhỉnh hơn bộ sinh phẩm CDC (lần lượt là 71,5% dương tính và 63,0% dương tính). <em>Kết luận</em>: Như vậy, bộ sinh phẩm tự thiết kế có độ đặc hiệu kỹ thuật cao, độ nhạy trên mẫu bệnh phẩm chẩn đoán sốt xuất huyết dengue tương đương với bộ sinh phẩm CDC Hoa Kỳ.</p>2024-11-05T00:00:00+00:00Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2397Đánh giá khả năng tạo sụn hyaline của tế bào gốc trung mô đồng loại từ mô mỡ trên mô hình động vật2024-11-06T11:00:22+00:00Đặng Văn Huyvythutrang83@gmail.comLê Hữu Phương Anhvythutrang83@gmail.comPhạm Công Nguyênvythutrang83@gmail.comNguyễn Hải Anhvythutrang83@gmail.comNgô Thị Minh Hạnhvythutrang83@gmail.comPhan Huy Cảnhvythutrang83@gmail.comNgô Thị Hạnhvythutrang83@gmail.comNguyễn Thị Hươngvythutrang83@gmail.comNguyễn Thế Hoàngvythutrang83@gmail.comTrần Thị Huyền Trangvythutrang83@gmail.com<p><em>Mục tiêu:</em> Tổn thương sụn khớp thường để lại nhiều biến chứng lâu dài cho người bệnh. Trong số các biện pháp điều trị tổn thương sụn hiện nay tế bào gốc trung mô (MSC) nổi lên như một phương thức trị liệu tái tạo sụn đầy hứa hẹn. Nghiên cứu này đánh giá khả năng tái tạo sụn của MSC đồng loại (AD-MSC) từ mô mỡ đối với tổn thương khuyết sụn cấp tính trên mô hình thực nghiệm. <em>Đối tượng và phương pháp</em>: Mười sáu cá thể chó được phẫu thuật tạo tổn thương khuyết sụn khớp ở cả 4 chân. Liều AD-MSC (2 ´ 10<sup>6 </sup>tế bào) và giả dược tiêm đối xứng ngẫu nhiên các khớp đã tạo tổn thương. Kết quả tái tạo sụn được đánh giá sau 3 tháng bằng bảng điểm quan sát đại thể và mô bệnh học. <em>Kết quả:</em> Nhóm điều trị bằng AD-MSC có cải thiện đáng kể về hình thái đại thể với sự khác biệt được ghi nhận sau 3 tháng (9,5 ± 0,6 so với 4,3 ± 1,5; p<0,05) và 6 tháng (8,7 ± 1,2 so với 4,6 ± 1,7, p<0,05). Nhóm điều trị bằng MSC tái tạo sụn hyaline cao hơn so với nhóm giả dược. Không ghi nhận tác dụng phụ trong 3 tháng sau khi điều trị. <em>Kết luận:</em> AD-MSCs đồng loại có khả năng tái tạo sụn hyaline vượt trội hơn so với các kỹ thuật hiện tại chủ yếu tạo sụn xơ. Kết quả nghiên cứu củng cố bằng chứng về tiềm năng điều trị tổn thương sụn của MSC.</p>2024-11-05T00:00:00+00:00Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2398Về Sự thay đổi kiến thức của phụ nữ mắc ung thư sau khi tham gia chương trình giáo dục chăm sóc sức khỏe tâm thần2024-11-06T10:59:50+00:00Nguyễn Thị Hoa Huyềnhuyen.nth@vinuni.edu.vnĐỗ Thu Quyênhuyen.nth@vinuni.edu.vnHạc Huyền Myhuyen.nth@vinuni.edu.vnNguyễn Châu Anhhuyen.nth@vinuni.edu.vnNguyễn Thị Thúy Ngầnhuyen.nth@vinuni.edu.vn<p><em>Mục tiêu:</em> Đánh giá sự thay đổi về kiến thức của phụ nữ mắc ung thư trước và sau khi tham gia chương trình giáo dục sức khỏe. <em>Đối tượng và phương pháp:</em> Chọn mẫu theo phương pháp quả cầu tuyết. Bộ công cụ Hiểu biết về Sức khỏe Tâm thần (Mental Health Literacy questionnaire - short version for adults (MHLq-SVa) phát triển bởi Luísa Campos và cộng sự được sử dụng trong nghiên cứu để đo lường kiến thức. Nghiên cứu được thực hiện trên 120 phụ nữ mắc ung thư đang điều trị tại các cơ sở, bệnh viện trên toàn quốc, trong khoảng thời gian từ tháng 02/2024 đến tháng 4/2024. <em>Kết quả:</em> Kiến thức chung về sức khỏe tâm thần của phụ nữ mắc ung thư đã được cải thiện đáng kể sau khi tham gia chương trình can thiệp, từ 33,3% lên 51,7% với điểm trung bình 64,17 ± 7,56 điểm. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình trước và sau giáo dục sức khỏe đối với các nội dung bao gồm kiến thức về chăm sóc sức khỏe tâm thần (p<0,05), kiến thức về tìm kiếm sự trợ giúp (p<0,001) và kiến thức về các chiến lược tự chăm sóc bản thân (p<0,001) của phụ nữ mắc ung thư tham gia nghiên cứu. <em>Kết luận:</em> Kết quả cho thấy những thay đổi đáng kể trong kiến thức về chăm sóc sức khỏe tâm thần của phụ nữ mắc ung thư trước và sau khi tham gia chương trình chăm sóc sức khỏe.</p>2024-11-05T00:00:00+00:00Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2399Khảo sát tình trạng sức khỏe tâm trí ở người nhà bệnh nhân điều trị tại Khoa Hồi sức Nội khoa và Chống độc, Bệnh viện Trung ương Quân đội 1082024-11-06T10:59:50+00:00Phạm Đăng Hảihaipda12@benhvien108.vnVũ Anh Đứchaipda12@benhvien108.vnTạ Thị Ngânhaipda12@benhvien108.vnNguyễn Thị Ngọc Trânhaipda12@benhvien108.vnBùi Thị Thanh Bìnhhaipda12@benhvien108.vnNguyễn Thị Huyền Tranghaipda12@benhvien108.vnNguyễn Thị Oanhhaipda12@benhvien108.vnNguyễn Văn Cảnhhaipda12@benhvien108.vn<p><em>Mục tiêu</em>: Đánh giá tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress và các yếu tố liên quan ở người nhà bệnh nhân điều trị tại Khoa Hồi sức Nội khoa và chống độc, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, năm 2021. <em>Đối tượng và phương pháp</em>: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang thực hiện trên 108 người nhà bệnh nhân điều trị tại Khoa Hồi sức Nội khoa và chống độc, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. <em>Kết quả</em>: Tỷ lệ người nhà bệnh nhân mắc trầm cảm, lo âu, stress lần lượt là 27%, 32%, 22%. Tình trạng trầm cảm, lo âu, stress của người nhà bệnh nhân có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với nhiều yếu tố: Tuổi, giới tính, thu nhập, tình trạng tham gia bảo hiểm y tế, khu vực sinh sống, các can thiệp kĩ thuật cao. <em>Kết luận</em>: Đặc điểm bản thân cũng như xã hội của người nhà bệnh nhân và bản thân người bệnh có ảnh hưởng tới tình trạng trầm cảm, lo âu, stress của người nhà bệnh nhân điều trị tại Khoa hồi sức tích cực.</p>2024-11-05T00:00:00+00:00Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2400Kiến thức và thái độ về sử dụng vaccin phòng nhiễm trùng đường hô hấp của người bệnh COPD2024-11-06T10:59:50+00:00Phạm Thị Thanh Vânthanhvan.bv108@gmail.comNguyễn Thị Thu Hườngthanhvan.bv108@gmail.com<p><em>Mục tiêu:</em> Mô tả kiến thức thái độ về sử dụng vaccin phòng nhiễm trùng đường hô hấp của người bệnh COPD tại Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022. <em>Đối tượng và phương pháp</em>: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 151 đối tượng được chẩn đoán COPD đang điều trị tại Khoa Nội Hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 6/2022 đến tháng 8/2022 đồng ý tham gia nghiên cứu. <em>Kết quả:</em> Nghiên cứu cho thấy có 81,5% đối tượng biết rằng vaccin phòng cúm và 47,7% biết rằng vaccin phòng phế cầu dự phòng nhiễm trùng đường hô hấp. Trong khi có 71,5% đối tượng biết mục đích của việc tiêm vaccin là làm giảm đợt cấp COPD thì chỉ có 28,5% đối tượng lại cho rằng tiêm vaccin để làm giảm triệu chứng của bệnh. Nghiên cứu chỉ ra có 17,9% đối tượng chọn đúng thời điểm mùa thu để tiêm vaccin phòng nhiễm trùng đường hô hấp trong năm nhưng có 75,5% chưa hiểu đúng khi cho rằng nên tiêm vào mùa xuân. Chỉ có 11,3% đối tượng biết nên tiêm vaccin phế cầu 5 năm 1 lần<em>. Kết luận:</em> Kiến thức về sử dụng vaccin phòng nhiễm trùng đường hô hấp của người bệnh COPD còn chưa cao. Để nâng cao kiến thức của người bệnh COPD, bệnh viện và nhân viên y tế cần nâng cao công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe về loại vaccin, mục đích, thời điểm tiêm vaccin phòng nhiễm trùng đường hô hấp cho người bệnh COPD.</p>2024-11-05T00:00:00+00:00Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2401Nghiên cứu mối liên quan giữa đặc điểm vòng đa giác Willis với một số bệnh lý mạch máu não2024-11-06T10:59:50+00:00Phùng Anh Tuấnphunganhtuanbv103@gmail.comVũ Văn Sơnphunganhtuanbv103@gmail.com<p><em>Mục tiêu:</em> Đánh giá mối liên quan giữa đặc điểm vòng đa giác Willis trên hình cắt lớp vi tính (CLVT) 64 dãy với một số bệnh lý mạch máu não. <em>Đối tượng và phương pháp:</em> 284 bệnh nhân khám và điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 3/2023 đến tháng tháng 01/2024, được chụp CLVT 64 dãy mạch não. So sánh các biến thể vòng đa giác Willis với tình trạng nhồi máu não và một số bệnh lý mạch máu não. <em>Kết quả:</em> Có 89 vòng đa giác Willis đầy đủ, 152 vòng đầy đủ một phần và 43 vòng không đầy đủ. Không có sự khác biệt tỷ lệ nhồi máu não, hẹp động mạch não, phình động mạch não và dị dạng thông động tĩnh mạch não ở các nhóm biến thể vòng đa giác Willis. <em>Kết luận: </em>Các biến thể vòng đa giác Willis không liên quan đến tình trạng nhồi máu và các bệnh lý mạch máu não.</p>2024-11-05T00:00:00+00:00Copyright (c) https://tcydls108.benhvien108.vn/index.php/YDLS/article/view/2402Sarcoma tế bào võng nang: Nhân một trường hợp tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội và hồi cứu y văn2024-11-06T10:59:50+00:00Nguyễn Thị Thanh Yênthanhyen.ubhn@gmail.comĐoàn Thu Hiềnthanhyen.ubhn@gmail.comDương Hoàng Hảothanhyen.ubhn@gmail.comVương Đức Trungthanhyen.ubhn@gmail.com<p>Sarcoma tế bào võng nang (Follicular dendritic cell sarcoma - FDCS) là một sarcoma có nguồn gốc từ các tế bào võng nang. Đây là một sarcoma độ thấp, hiếm gặp, thường xảy ra ở vị trí ngoài hạch (58%), hạch bạch huyết (31%), cả hạch và ngoài hạch (10%). Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhân nam giới, 51 tuổi, vào viện vì phát hiện hạch cổ phải. Chẩn đoán hình ảnh: Hạch cảnh cao phải, kích thước 3,1cm, bờ đều, mất cấu trúc xoang. Mô bệnh học: Các tế bào u có nhân tròn hay bầu dục, bào tương ái toan, sắp xếp thành đám, mảng, ngăn cách nhau bởi mô liên kết xơ, ít nhân chia. Hóa mô miễn dịch: Các tế bào u dương tính với CD21 và CD23; âm tính với CK, S100, HMB45, MelanA, CD68, CD163, p63. Chẩn đoán giải phẫu bệnh: Sarcoma tế bào võng nang. Điều trị: Bệnh nhân được phẫu thuật lấy u. Sau phẫu thuật bệnh ổn định, ra viện sau 1 tuần. Tái khám sau 2 tháng không phát hiện tái phát hay di căn. <em>Kết luận:</em> Sarcoma tế bào võng nang là u hiếm gặp, có nhiều hình thái mô bệnh học khác nhau nên có thể nhầm lẫn với các loại u khác, hóa mô miễn dịch có vai trò hữu ích trong chẩn đoán.</p>2024-11-05T00:00:00+00:00Copyright (c)