Nồng độ adiponectin và leptin huyết thanh trên bệnh nhân vảy nến mảng tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

  • Ngô Minh Vinh Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Trương Trần Bích Ngân Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Nguyễn Thanh Hùng Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Vảy nến mảng, leptin, adiponectin

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá nồng độ adiponectin, leptin huyết thanh và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân vảy nến mảng và nhóm chứng tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: 48 ca vảy nến mảng và 48 người khoẻ mạnh tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Vảy nến mảng được chẩn đoán dựa trên lâm sàng và phân độ nặng theo thang điểm PASI. Nồng độ adiponectin được đo bằng phương pháp miễn dịch đo độ đục và leptin được đo bằng phương pháp ELISA sandwich. Kết quả: Nồng độ adiponectin huyết thanh ở nhóm bệnh là 4,27 (2,68 - 6,38) μg/ml thấp hơn nhóm chứng là 5,39 (3,66 - 7,98) μg/ml, p=0,036. Ở nữ, nồng độ adiponectin huyết thanh của nhóm bệnh là 5,44 (3,84 - 6,64) μg/ml cũng thấp hơn nhóm chứng là 7,02 (4,83 - 10,4) μg/ml (p=0,016). Nồng độ leptin huyết thanh nhóm bệnh và nhóm chứng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,985). Nồng độ leptin huyết thanh bệnh nhân vảy nến mảng liên quan với độ nặng theo PASI. Kết luận: Nồng độ adiponectin huyết thanh ở nhóm bệnh thấp hơn nhóm chứng, tương tự ở nữ nồng độ này ở nhóm bệnh cũng thấp hơn nhóm chứng. Không có sự khác biệt nồng độ leptin giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. Bệnh nhân vảy nến mảng có nồng độ leptin huyết thanh liên quan với mức độ nặng của bệnh.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tâm Anh và Lê Ngọc Diệp (2016) Nồng độ axit uric huyết thanh trên bệnh nhân vảy nến. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 20(2), tr. 33-39.
2. Lynch M, Ahern T, Sweeney CM et al (2017) Adipokines, psoriasis, systemic inflammation, and endothelial dysfunction. International journal of dermatology 56(11): 1103-1118.
3. Acar EM, İlter N, and Elbeg S (2019) Association of leptin, resistin, and high-molecular-weight adiponectin levels with psoriasis area and severity index scores, obesity, and insulin resistance in psoriasis patients. Dermatologica Sinica 37(1): 33-39.
4. Rodríguez-Cerdeira C, Cordeiro-Rodríguez M, Carnero-Gregorio M et al (2019) Biomarkers of inflammation in obesity-psoriatic patients. Mediators of inflammation 2019: 1-14.
5. Coimbra S, Oliveira H, Reis F et al (2010) Circulating adipokine levels in Portuguese patients with psoriasis vulgaris according to body mass index, severity and therapy. J Eur Acad Dermatol Venereol 24(12): 1386-1394.
6. Burden AD, Kirby B (2016) Psoriasis and related disorders. Rook's Textbook of Dermatology, Wiley Blackwell, United States.
7. Bavoso NC, Pinto JM, Soares MMS et al (2019) Psoriasis in obesity: Comparison of serum levels of leptin and adiponectin in obese subjects-cases and controls. Anais brasileiros de dermatologia 94(2): 192-197.
8. Langley RG, Krueger GG, and Griffiths CE (2005) Psoriasis: Epidemiology, clinical features, and quality of life. Ann Rheum Dis 64(2): 18-23; discussion 24-25.
9. Mahyoodeen NG, Crowther NJ, Pillay L et al (2019) Relationship of visceral fat and adipokines with cardiometabolic diseases in psoriasis. Acta Dermato-Venereologica 99(13): 1218-1223.
10. Cerman AA, Bozkurt S, Sav A et al (2008) Serum leptin levels, skin leptin and leptin receptor expression in psoriasis. Br J Dermatol 159(4): 820-826.