Khảo sát tình hình sử dụng thuốc giảm đau trong quản lý đau cho bệnh nhân ung thư tại Khoa Chống đau và chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Tứ Sơn Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Đặng Thị Thủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Thị Xuân Thu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Liên Hương Trường Đại học Dược Hà Nội
  • La Vân Trường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Đức Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Giảm đau, ung thư, chăm sóc giảm nhẹ

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc giảm đau trên bệnh nhân ung thư và đánh giá mức độ đau trước và sau khi điều trị. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc. Có 43 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Kết quả: 4 loại thuốc giảm đau được sử dụng, bao gồm paracetamol, diclofenac, tramadol (opioid yếu) và morphin (opioid mạnh). Kết hợp paracetamol và opioid yếu được sử dụng nhiều nhất (69,8%). Tỷ lệ bệnh nhân có sử dụng thuốc hỗ trợ giảm đau trong phác đồ đầu là 21/43 (48,8%). Điểm đau nặng nhất, nhẹ nhất, trung bình, hiện tại đều giảm có ý nghĩa thống kê sau khi bệnh nhân được điều trị. Mức độ đau nặng nhất trong 24 giờ qua giảm 2 điểm. Giảm nhiều nhất là mức độ đau hiện tại (4 điểm). Điểm đau của bệnh nhân đều giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuy nhiên, một số bệnh nhân đau nặng chưa được dùng thuốc giảm đau có tác dụng nhanh và mạnh hơn. Kết luận: Các biện pháp phối hợp thuốc giảm đau đã được áp dụng và bước đầu đánh giá có hiệu quả giảm đau cho bệnh nhân. Một số trường hợp cần cân nhắc lựa chọn thuốc phù hợp với mức độ đau ban đầu để cho hiệu quả giảm đau sớm hơn.


              Từ khóa: Giảm đau, ung thư, chăm sóc giảm nhẹ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Krakauer Eric L (2007) Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân HIV/AIDS và ung thư ở Việt Nam. Tài liệu tập huấn cơ bản, tr. 3-54.
2. Vương Thị Thanh Tâm (2010) Khảo sát tình hình sử dụng thuốc giảm đau trên bệnh nhân ung thư tại Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu-Bệnh viện Bạch Mai. Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội, tr. 10-43.
3. Bộ Y tế (2018) Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ hai. Nhà xuất bản Y học, tr. 515-517, 1400-1402.
4. Cielito C. Reyes-Gibby, Nguyen Ba Duc et al (2006) Status of cancer pain in Hanoi, Vietnam: A Hospital-Wide Survey in a Tertiary Cancer Treatment Center. Journal of Pain and Symptom Management 31: 1-13.
5. Group BMJ (2017) British National Formulary BNF 73. Royal Pharmaceutical Society: 414-445.
6. Swarm RA et al (2019) NCCN clinical practice guidelines in oncology: Adult Cancer Pain. J Natl Compr Canc Netw 17(8): 977-1007.
7. Neufeld NJ, Elnahal SM et al (2017) Cancer pain: a review of epidemiology, clinical quality and value impact. Future Oncol 13(9): 833-841.
8. Thinh DHQ, Sriraj W et al (2018) Analgesic prescription patterns and pain outcomes in Southeast Asia: Findings from the analgesic treatment of cancer pain in Southeast Asia Study. J Glob Oncol 4: 1-10.
9. Thinh DHQ, Sriraj W et al (2018) Patient and physician satisfaction with analgesic treatment: Findings from the analgesic treatment for cancer pain in Southeast Asia (ACE) study. Pain Res Manag 2193710.
10. WHO (2018) WHO Guidelines for the Pharmacological and rdiotherapeutic management of cancer pain in adults and adolescents: 1-40.
11. Ahmedzai SH, Bautista MJ et al (2019) Optimizing cancer pain management in resource-limited settings. Support Care Cancer 27(6): 2113-2124.